TS.BS Đỗ Minh Hùng (Giám đốc Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệ﷽nh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM) cho biết, bệnh đại tràng rất phổ biến ở nước ta và thường xuất hiện ở độ tuổi từ 30 trở đi. Nguy cơ ung thư đại tràng có thể xuất hiện khoảng 7-10 năm trước khi khởi phát. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, tình trạng viêm loét lặp lại và kéo dài có nguy cơ bị loạn sản, chuyển thành ác tính.
Bác sĩ Hùng cho biết thêm, một trong những phương pháp để phát hiện và điều t𒐪rị sớm là tầm soát, điều trị ngay những sang thương u (polyp) bằng nội soi đại tràng. Cắt đại tràng chỉ thực hiện khi ung thư tiến triển, đa polyp đại tràng có tính chất gia đình, sang thương ung thư sớm hoặc polyp quá to không có khả năng cắt🉐 qua nội soi đại tràng, các biến chứng của túi thừa đại tràng, viêm loét đại tràng xuất huyết, tắc nghẽn đại tràng hoặc vết thương đại tràng.
Tùy vào vị trí và bản chất của tổn thương, bác sĩ sẽ quyết định cắt bỏ phần nào của đại tràng hay cắt bỏ toàn bộ. Trường hợp điều trị ungܫ thư đại tràng, để đạt mục đích điều trị triệt căn thì ngoài cắt rộng phần đại tràng có u, bác sĩ còn♉ cần nạo hạch di căn và cắt thêm cơ quan di căn nếu được.
Lưu ý trước khi cắt đại tràng
Trước khi cắt đại tràng vài ngày, người bệnh có thể phải ăn uống theo chỉ định của bác sĩ, chẳng hạn chỉ được ăn một số loại thức ăn nhất định và tránh một số loại thức ăn không có lợi cho quá trình phẫu thuật. Người bệnh chỉ ꧃được uống nước lọc và cần nhịn ăn trong vòng 12 giờ trước khi phẫu thuật diễn ra; nhịn uống nước hoàn toàn trong vòng 2 giờ trước ca mổ; có thể phải làm sạch ruột bằng thuốc xổ hoặc các biện pháp khác.
Khám tiền mê trước phẫu thuật vài ngày, bao gồm làm các xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, đo huyết áp, nhịp tim giúp bác sĩ đảm bảo rằng bệnh♑ nhân đủ điều kiện cho ca mổ. Vào đêm trước ngày mổ và sáng ngày mổ, bệnh nhân cần tắm bằng dung dịch sát trùn꧑g chlorhexidine 4%.
Quá trình cắt đại tràng
Trước khi phẫu thuật bắt đầu, người bệnh sẽ được truyền thuốc để không cảm thấy đau và giúp bác sĩ dễ dàng thực hiện phẫu thuật hơn. Tùy vào loại và mức độ bệnh, phẫu thuật cắt đại tràng có tܫhể được bác sĩ chỉ đꦓịnh cho người bệnh ở một trong số hai dạng là phẫu thuật mở (mổ mở) hoặc phẫu thuật ít xâm lấn.
Phẫu thuật mở (mổ mở): là phương pháp phẫu thuật truyền thống được áp dụng rộng rãi để điều trị nhiều loại bệnh, trong đó có các bệ꧒nh về đại tràng. Bác sĩ sẽ dùng dao phẫu thuật rạch một đường dài trên bụng n𓆉gười bệnh để tiếp cận đại tràng. Bác sĩ sẽ cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng phụ thuộc vào nguyên nhân phẫu thuật cũng như tình trạng của bệnh.
Phẫu thuật ít xâm lấn: phẫu thuật nội soi kinh điển, phẫu thuật robot, được các chuyên gia đánh giá cao vì ít đau, vết mổ nhỏ, thời gian phục hồi nhanh. Bác sĩ sẽ rạch 🍨vài đườngꦇ nhỏ 0,5-1,2 cm trên bụng bệnh nhân để đưa những dụng cụ dài và nhỏ vào ổ bụng.
Một trong số dụng cụ đó có camera gꦚắn ở đầu để gửi hình ảnh về màn hình tivi. Bác sĩ sẽ nhìn vào màn hình để xác định các vùng đại tràng bị tổn thương cần cắt bỏ. Sau khi cắt xong, bác sĩ có thể sẽ rạch một đường ngắn ở bụng đủ để lấy bệnh phẩm ra ng🥀oài.
Sau khi cắt đại tràng xong, bác ♎sĩ sẽ phải thực hiện thêm các thủ thuật để giúp lưu thông tiêu hóa b🅺ằng cách:
- Nối lại⛦ ruột: trong trường hợp này bạn c𝓀ó thể đi tiêu bình thường.
- Tạo hậu môn nhân tạo: bác sĩ rạch một đường nhỏ trên thành bụng để đưa đầu ruột phía trên (đại tràng, hồi tràng) ra bên ngoài daꦰ cùng với một túi đựng. Khi người bệnh đại tiện, phân sẽ đi qua lỗ mở đó để chui vào túi.
Bác sĩ Hùng cho biết, mặc dù không phổ biến, song vẫn có những biến chứng có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật cắt đại tràng chẳng hạn như chảy máu (trong ổ bụng, miệng nối, vết mổ...); nhiễm trùng trong ổ bụng hoặc những cơ quan khác; tắc ruột; xì miệng nối ruột... Do đó, để tránh biến chứng nghiêm trọng, người bệnh và bác sĩ cần tuyệt đối tuân thủ các chỉ định, hướng dẫn của y khoa trước, trong và sau khi phẫu thuật. Bác sĩ cần có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, trang thiết bị của bệnh viện tốt... đáp ứng được các tình huốn෴g khó có thể phát sinh trong khi phẫu thuật.
Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật
Tại bệnh viện: sau khi kết thúc ca mổ, người bệnh cần được chăm sóc điều dưỡng để chờ phục hồi. Người bệnh sẽ được nuôi ăn qua đường tĩnh mạch, ăn lại đường miệng sớm nhất có thể từ lỏng đến đặc dần. Các thực phẩm tốt cho tiêu hóa và hỗ trợ tốt quá trình phục hồi như rau xanh, trái cây giàu chất xơ và vitamin, thịt giàu protein như thịt gà, thịt nạc heo, thịt bò, sữa. Người bệnh nên uống đủ nước và uống các loại thuốc điều trị theoꩵ chỉ định của bác sĩ. Sau ca mổ một ngày, việc đi lại nhẹ nhàng để kích thích nhu động ruột giúp lưu thông tiêu hóa.
Chăm sóc tại nhà: thông thường, bệnh nhân có thể được xuất viện sau phẫu thuật 5-7 ngày nếu không gặp vấn đề. Khi về nhà, người bệnh cần tiếp tục uống các loại thuốc theo chỉ định (nếu còn). Sau hai tuần, người bệnh có thể hoạt động trở lại nhưng cần v♏ận động nhẹ nhàng và nâng dần mức độ theo thời gian, tốt nhất là chỉ nên đi bộ, ngồi thiền, tập yoga, tuyệt đối không nên luyện tập thể thao cường độ cao vì có thể ảnh hưởng đến vết thương. Chế độ ăn giàu dinh dưỡng và tốt cho tiêu hóa giúp duy trì chế độ ăn giàu chất xơ, protein, vitamin và uống đủ nước.
Kiêng cữ sau mổ: tránh tắm rửa trong hai ngày đầu sau mổ, thay vào đó chỉ nên lau người và thay quần áo để vết thương khô miệng. Sau mổ hai ngày, người bệnh có thể tắm nhưng 🧜cần nhẹ nhàng, không được để nước tắm và xà phòng tiếp xúc với vết mổ.
Ngọc An