Muốn người VN dùng hàng VN, Nhà nước phải xây dựng 1 bộ Tiêu chuẩn chất lượng VN làm tiêu chí để thẩm định chất lượng của hàng hóa sản xuất trong nước cũng như hàng nhập khẩu. Việc kiểm tra hàng hóa theoꦺ tiêu chuẩn này phải thường xuyên, định kỳ và đột xuất.
Bất kỳ hàng hóa nào không đạt chuẩn ở bất cứ thời điểm kiểm tra nào phải có biện pháp xử lý nhanh, nghiêm khắc đối với doanh nghiệp sản x🐎uất hoặc kinh doanh hàng hóa đó đồng thời công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Bộ TCCL của VN hiện nay chỉ dùng để doanh nghiệp đăng ký mẫu sản phẩm còn việc kiểm tra chất lượng hàng hóa sau khi có giấy phép kinh doanh có thể nói là gần như thả nổi hoàn toàn. Sẽ không có cái gọi là "hàng VN chất lượng cao" nữa. Danh hiệu này mang tính nghiệp dư. Có hàng VN chất lượng cao cũng đồng nghĩa với việc có hàng VN chất lượng... không cao. Hàng VN đạt danh hiệu này tất nhiên sẽ chiếm tỷ trọng thấp trên tổng số các hàng VN nói chung đồng nghĩa với việc đa số hàng VN trên t🎀hị trường là... đồ dỏm. Thực chất của danh hiệu này không phải là chất lượng sản phẩm vượt trội mà là thương hiệu nổi tiếng, tức là năng lực phân phối của doanh nghiệp đó rộng lớn được nhiều người tiêu dùng biết đến.
Ở Mỹ, trừ hàng xa xỉ ra, người ta không quan🐠 tâm hàng nào do ai sản xuất, mọi hàng hóa trên thị trường đều đương nhiên đã đạt TCCL của Mỹ. Ở VN, Nhà nước hoàn toàn không c🐷ó trách nhiệm gì với chất lượng hàng hóa trên thị trường, việc mua nhầm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng ..... mặc cho người tiêu dùng lãnh đủ.
Vì thế, tâm lý mua hàng của người VN là mua sản phẩm có "yếu tố ngoại nhập" hoặc nhập ngoại 100% cho chắc ăn. Chính vì tâm lý này mà người sản xuất hàng VN chân chính gặp rất nhiều khó khăn khi kinh doanh hàng của mình trong nước.
Vấn đề không nhất định phải là giá cả. Ví dụ quạt ngoại có giá gấp 5-10 lần quạt VN nhưng ꦇvẫn có người mua vì độ bền vượt trội và khả năng gần như không tạo tiếng ồn của nó.
Hiện giờ thu nhập của người VN cò♒n thấp, hàng ngoại trên thị trường đa số là hàng Trung Quốc có chất lượng ngang với hàng VN nhưng giá "mềm" hơn. Sau này khi thu nhập của người VN cao lên, dám chắc hàng của Mỹ, Nhật, Châu Âu sẽ tràn ngập thị trường VN.
Người𒁃 tiêu dùng nói chung không quan tâm đến nhãn hiệu hàng hóa mà chỉ quan tâm chất lượng và giá cả. Chất lượng và giá cả hàng hóa trên thị trường VN khá lộn xộn, cùng 1 mặt hàng mà sự chênh lệch về 2 tiêu chí này nhiều khi rất lớn, buộc người tiêu dùng phải quan tâm đến nhãn hiệu. Đó chính là mảnh đất màu mỡ để các công ty đa quốc gia nhảy vào xác lập vị thế của họ đồng thời cũng ngăn cản hàng nội phát triển.
Nhà nước cần phải có chính sách đối với hàng sản xuất trong nước một cách rõ ràng và nhất quán. Chính sách này gồm 2 phần:
Một⛄ là TCCL VN phải tương ứng với trìn꧃h độ ứng dụng công nghệ chung của các nhà sản xuất VN, tiêu chuẩn này phải được cập nhật thường xuyên và nâng cao dần chớ không phải là bất di bất dịch.
Hai là hàng nhập vào thị trường VN phải có chất lượng vượt trội so với TCCL VN để tránh💫 cho hàng VN có chất lượng kém hơn không bị cạnh tranh về giá cả, đồng thời cũng là mục tiêu phấn đấu về chất lượng của hàng nội.
Chính sách này thực chất là hàng rào bảo hộ về công nghệ mà mọi nước đang phát triển đều áp dụng để tránh nhập khẩu hàng kém hoặc tương đương về chất lượng vừa lãng phí ngoại tệ vừa không có lợi cho sản xuất tr🍸ong nước. Nếu việc thực hiện chính sách thông suốt và nghiêm túc thì đa số người tiêu dùng VN có thu nhập trung bình và thấp sẽ buộc phải chọn hàng nội để mua nếu không muốn bỏ ra 1 số tiền lớn gấp 5-10 lần hơn để mua hàng ngoại nhập.
Tinh thần dân tộc, tr🌺uyền thống dân tộc... phải có chính sách Nhà nước dẫn đường, bằng không, mọi khẩu hiệu đều chỉ là hô hào suông mà thôi. Chúng tôi cần người "lãnh đạo" (dẫn đường) chứ không cần người "chỉ đạo" (chỉ đường). Người lãnh đạo là người đi cùng với chúng tôi, còn người chỉ đạo thì không.
( Phan Bảo Lâm )