Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, dự thảo Đề án quy trình, thủ tục, cách thức thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn đề xuất hai phương án lấy phiếu. Phương án thứ nhất là người được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm bao gồm những người giữ các chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn với tổng số lượng 49 người. HĐND sẽ thực hiện💯 lấy phiếu tín nhiệm, số lượng lấy phiếu tối đa là 20, 12, 7 người đối với HĐND các cấp lần lượt là tỉnh, huyện và xã.
Với phương án này, ông L🍨ý cho rằng, ưu điểm là bảo đảm tính khả thi, không dàn trải, tránh hình thức. Phương án hạn chế ở chỗ chưa bao quát hết những ngಌười giữ các chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.
Ở phương án còn lại, người được lấy phiếu tín nhiệm gồm toàn bộ những người giữ các chức vụ do Quốc hội, ⛄HĐND bầu hoặc phê chuẩn với tổng số lên tới 430 người. Với các chức vụ do HĐND bầu ở HĐND cấp tỉnh là khoảng 50 đến 65 người, các cấp tiếp theo là 20-30 người và 5-7 người.
Với phương án này, số lượng người cần được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm lớn, khó xác định tiêu chí để đánꦛh giá, nhất là những chức danh hoạt động theo chế độ tập thể, khó xác định trách nhiệm cá nhân.
Theo ông Phùng Quốc Hiển, nên dành cho người tín nhiệm thấp cơ hội từ chức trước khi "bị bỏ phiếu". Ảnh: Nguyễn Hưng. |
Thảo luận về dự thảo đề án, các đại biểu đều cho rằng, nênܫ thực hiện theo phương án một, tức chỉ lấy phiếu tín nhiệm ở một số người, chức danh nhất định. Nhiều ý kiến đều nhấn mạnh, điều quan trọng nhất là kết quả lấy phiếu tín nhiệm phải được công bố công khai, minh bạch.
Về số lần lấy phiếu tín nhiệm, các ý kiến chia thành hai luồng, một số đại biểu tán thành lấy phiếu định kỳ hằng năm nhưng nhiều đại biểu lại lo ngại, nếu lấy phiếu định kỳ hằng năm sẽ gây nên tâm lý xáo trộn cho những người thuộc diện lấy phiếu𒐪. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Phùng Quốc Hiển, điều này có thể sẽ gây tác động tới tính quyết đoán trong điều hành, quản lý, làm "chùn tay" của những người trong diện lấy phiếu.
Ông Hiển cũng đề nghị, đề án nên dành cơ hội cho cán bộ không đạt được tỷ lệ tín nhiệm cần thiết là phát huy "văn hóa từ chức" trước khi các꧂ vị này "bị" đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm. Đề án này sẽ tiếp tục được Ủy ban Pháp luật chỉnh sửa, trình Bộ Chính trị cho ý kiến và trình Quốc hội thảo luận.
Còn Chủ nhiệm Ủy bﷺan Kinh tế Nguyễn Văn Giàu đề nghị "làm hai năm liên tục hãy lấy phiếu tín nhiệm vì hiệu quả của công việc quản lý điều🐽 hành cần có thời gian mới thể hiện chính xác".
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, việc lấy phiếu tín nhiệm là để thăm dò ý kiến, mức độ tín nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND về cán bộ. Còn bỏ phiếu là thể hiện quan điểm có giữ cán bộ đó lại làm việc tiếp nữa hay không.⛦ "Đề án quy định theo hướng lấy phiếu thăm dò rồi mới bỏ phiếu𝓡, sau khi có kết quả bỏ phiếu mới bãi miễn cán bộ nếu cần thiết", Chủ tịch Quốc hội nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cũng khẳng định, kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm giúp Đảng, Nhà nước đánh giá cán bộ, bố trí công tác phù hợp và đưa ra khỏi hàng ngũ những cán bộ không đủ phẩm chất. Về nội dung, ông Lý cho hay, chia ra ba mức độ trong phiếu tín nhiệm: tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp. Nếu hai năm liên tiếp chỉ số tín nhiệm thấp thì đưa ra b☂ỏ phiếu tín nhiệm.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng, việc lượng hóa mức độ tín nhiệm cao hay thấp là rất khó. Nếu cần, phải xây dựng một bộ tiêu chí để đảm bảo đánh giá khách quan. "Tôi đề nghị chỉ nêu hai m♌ức độ: tín nhiệm/ không tín nhiệm", bà Mai cho nói.
Trong khi đó, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên nhi đồng Đào Trọng Thi lại e ngại giá trị của việc lấy phiếu nếu chỉ lấy phiếu tín nhiệm mà không buộc người được hỏi ý kiến phải trả lời. "Phải xem lấy phiếu tín nhiệm là bước đầu, làm căn cứ cho bước sau là bỏ phiếu tín nhiệm. Vì thế đề án nên có thêm câu: 'Có nên bỏ phiếu hay không?' Nếu 20% người yêu cầu phải bỏ phiếu tín nhiệm thì mang ra bỏ phiế💖u", ông Thi đề xuất.
Nguyễn Hưng