🐻 Margaret Pestorius tuần trước ra hầu tòa ở Australia trong bộ váy cưới màu cam ngả trắng được vẽ những hình thù sinh động như chim bồ câu, biểu tượng hòa bình hay Mặt trời.
"Đây là màu sắc của Lễ Phục sinh nên tôi luôn luôn coi nó là bộ trang phục hồi sinh", New York Times🦩 dẫn lời Pestorius, 53 tuổi, nhà hoạt động phản chiến, một tín đồ Thiên chúa giáo mộ đạo, nói. Hôm 20/11, bà bị xét xử vì xâm nhập trái phép một cơ sở quân sự tuyệt mật do Mỹ điều hành tại một khu vực hẻo lánh của Australia.
🍬 Từ căn cứ này, được biết đến với cái tên Cơ sở Quốc phòng Pine Gap, Mỹ điều khiển các vệ tinh thu thập thông tin dùng để chỉ thị những cuộc không kích trên toàn thế giới, theo dõi hoạt động của vũ khí hạt nhân cùng nhiều nhiệm vụ quân sự và tình báo khác, theo các chuyên gia và những tài liệu bị rò rỉ từ Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ.
ꦺ Kết quả là cơ sở trên, hiện lên với hàng loạt chảo vệ tinh đồ sộ tách biệt giữa vùng sa mạc hẻo lánh, trở thành thỏi nam châm thu hút những người biểu tình phản đối chiến tranh ở Australia.
🍰 Hai tuần qua, bà Pestorius cùng 5 người biểu tình khác đã bị xét xử trong hai phiên tòa tách biệt với cáo buộc xâm phạm hàng rào an ninh căn cứ Pine Gap hồi năm ngoái. Họ có thể phải đối mặt với mức án 7 năm tù. Các phiên tòa lập tức khiến căn cứ bí mật của Mỹ ở Australia rơi vào vòng chú ý.
Hỗ trợ hoạt động tình báo và quân sự
𝐆 Thành lập từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Pine Gap được giới thiệu trước công chúng Australia vào năm 1966 với danh nghĩa một cơ sở nghiên cứu không gian. Nhưng phía sau, nó được Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) điều khiển để thu thập thông tin từ các vệ tinh gián điệp Mỹ về chương trình tên lửa Liên Xô. Từ đó đến nay, các gián điệp, kỹ sư, nhà mật mã học và chuyên gia ngôn ngữ Mỹ hàng năm đều đổ về thị trấn nhỏ Alice Springs gần đó để tiện tới làm việc tại căn cứ.
🐻 Năm 2016, có ít nhất 599 người Mỹ sinh sống tại Alice Springs dù sự hiện diện của họ khá mờ nhạt. "Người Mỹ, kể từ lúc họ tới đây, chưa bao giờ bị tách biệt khỏi cộng đồng", Damien Ryan, thị trưởng Alice Springs, cho biết. "Họ luôn là một phần của cộng đồng".
꧟ Pine Gap nằm cuối một con đường cụt. Từ xa, người ta có thể nhìn thấy tấm biển cảnh báo yêu cầu hạn chế tiếp cận. Nếu không có giấy phép, cách duy nhất để có thể nhìn thấy Pine Gap là qua đường không, hoặc leo lên rặng núi cằn cỗi MacDonnell bao quanh căn cứ.
💛 Các bức ảnh chụp từ trên không cho thấy một khuôn viên rộng lớn với những căn nhà có mái vòm trắng trông như những trái bóng golf khổng lồ. Bên trong những "quả bóng" này là hệ thống ăng-ten gửi và nhận thông tin từ vệ tinh trên quỹ đạo.
♏ Trước đây, đội ngũ nhân viên tại Pine Gap chủ yếu là người Mỹ. Nhưng từ những năm 1980, chính phủ hai nước đã thống nhất giữ số lượng nhân viên ở đây với tỷ lệ 50% người Mỹ, 50% người Australia. Ngày nay, hơn 800 người, đến từ cả hai quốc gia, được cho là đang làm việc tại Pine Gap, song Mỹ vẫn nắm quyền điều hành chủ chốt.
♕ "Pine Gap đã thay đổi và phát triển nhanh chóng", ông Richard Tanter, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nautilus, giáo sư Đại học Melbourne, Australia, cho hay. Ông từng thực hiện nhiều cuộc điều tra về căn cứ Pine Gap.
❀ Trong các tài liệu mật do cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden công bố, Pine Gap được miêu tả là "đóng vai trò quan trọng hỗ trợ các hoạt động tình báo cũng như chiến dịch quân sự".
🍌 Theo giáo sư Tanter, căn cứ Pine Gap đóng góp trực tiếp vào các chiến dịch quân sự toàn cầu của Mỹ ở Afghanistan, Iraq và Syria. Ông thêm rằng Pine Gap còn cung cấp dữ liệu cho các thiết bị bay không người lái Mỹ tại một số quốc gia như Yemen, Somalia, Pakistan. "Nó cũng đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ hoạt động nào của Mỹ liên quan tới bán đảo Triều Tiên".
🍬 Tanter cho hay ông muốn muốn chính phủ "đánh giá rõ ràng" về việc liệu Pine Gap có thực sự đem lại lợi ích cho Australia hay không trên khía cạnh cung cấp dữ liệu cho các vụ ám sát bằng thiết bị bay không người lái hay xác định vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, các chuyên gia khác lại cho rằng tiếp nhận một căn cứ như Pine Gap sẽ giúp Australia duy trì liên minh với Mỹ.
Phản đối
💞 Năm ngoái, vào một buổi sáng tháng 9 trời u ám, bà Pestorius, ông Jim Dowling cùng ba người biểu tình khác tìm cách đột nhập vào Pine Gap.
💧 Khi bị cảnh sát phát hiện, trên ngọn đồi gần căn cứ, họ cùng mang đàn ra và đánh lên một ca khúc với nội dung tưởng nhớ những người đã bị giết hại trong chiến tranh. Ông Dowling giơ cao tấm ảnh một người phụ nữ trẻ dính đầy máu và không có bàn chân.
🌱 Nhà hoạt động thứ 6, ông Paul Christie, 44 tuổi, tự tổ chức một cuộc biểu tình của riêng mình vài ngày sao đó tại Pine Gap. Ông bị đưa ra xét xử hồi tuần trước, cũng với tội danh xâm nhập khu vực cấm, giống những người còn lại.
🦋 Trong lúc các phiên xét xử những người biểu tình diễn ra, một nhóm người ủng hộ các nhà hoạt động đã tụ tập tại tòa án. Họ mang theo những câu khẩu hiệu như "Hãy đóng cửa Pine Gap" hay "Chấm dứt liên minh với Mỹ và Căn cứ Khủng bố Pine Gap".
ღ Trước tòa, các nhà hoạt động đều nói rằng họ hành động nhằm bảo vệ những người khác. Pine Gap "phải chịu trách nhiệm cho tất cả những vụ sát hại và tình trạng hỗn loạn ở Iraq và Afghanistan", ông Dowling quả quyết.
🍰 Song những người tìm đến Alice Springs để thể hiện sự đồng lòng ủng hộ đối với ông Dowling cùng các bị cáo khác thực sự không đáng kể.
♍ "Không có nhiều người tham gia vào các cuộc đấu tranh ôn hòa vì đức tin của họ, nhưng con số không quan trọng", ông Dowling nói. "Chỉ cần đi theo lương tâm của mình thôi".
Vũ Hoàng