Tối 25/4, ꦯtại thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa, trong khuôn khổ lễ khai mạc Hội rằm thܫáng 3, UBND tỉnh Quảng Bình trao quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh cho căn cứ kháng chiến của vua Hàm Nghi ở xã Hóa Sơn. Tỉnh nghiêm cấm mọi hoạt động xây dựng, khai thác ở những khu vực đã được khoanh vùng bảo vệ.
Ông Đinh Văn Lĩnh, Phó chủ tịch huyện M✱inh Hóa, cho biết huyện này đã lập qu🍒y hoạch tổng thể, đang lập quy hoạch chi tiết khu di tích lịch sử căn cứ kháng chiến vua Hàm Nghi. Dự kiến huyện dành quỹ đất 200 m2 để làm đền thờ vua.
Việc được công nhận di tích lịch sử giúp huyện Minh Hóa dễ dàng kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch để tăng thu nhập cho người dân và địa phương. Huyện đang khảo sát những dấu tích nơi vua Hàm Nghi từng đặ𒊎t chân đến để có kế hoạch bảo vệ, trước mắ♋t là khu vườn vua ở tại thôn Đặng Hóa và eo Lập Cập.
Tháng 11/1885, vua Hàm Nghi 🧔đặt chân đến vùng Hóa Sơn, biến nơi đây thành căn cứ kháng chiến chống Pháp trong 3 tháng. Hóa Sơn là thung lũng dài khoảng 10 km theo hướng đông tây, rộng 1-2 km, bốn bề bao 🔥quanh bởi núi đá vôi. Muốn vào thung lũng này, phương tiện phải qua đèo Ông Đùng và eo Lập Cập.
V⛄ùng này rộng, rừng núi hoang vu, dân cư thưa thớt nhưng lại💫 quá nghèo. Nếu giặc bao vây chặn mất đường eo Lập Cập thì người ở trong khó liên hệ được bên ngoài để mở rộng. Vì thế sau 3 tháng trú đóng, đầu năm 1886, nhà vua rút quân đi vùng khác.
Hiện, ở xã Hóa Sơn còn một số vết tích của vua Hàm Nghi🌳 như cây thị, cây cọ trong khu vườn vua Hàm Nghi từng ở. Eo Lập Cập được mở rộng để người dân thuận 𓄧lợi đi lại.