Một số địa điểm quân sự nhạy cảm của Đài Loan, trong đó có vị trí triển khai tên lửa phòng không Patriot tại thành phố Đào Viên, vô tình được thể hiện một cách rõ ràng trên ứng dụng bản đồ 3D của Google, SCMP ngày 16/2 đưa tin.
Bản đồ 3D này là phần mở rộng của ứ𒉰ng dụng Google Earth trên cơ sở ảnh chụp vệ tinh các thành phố lớn trên thế giới. Bốn thành phố của𒉰 Đài Loan được đưa vào bản đồ là Đài Bắc, Tân Đài Bắc, Đào Viên và Đài Trung.
Ảnh vệ tinh của Google thể hiện rõ các cấu trúc bên trong căn cứ, loại bệ phóng và mẫu tên lửa của tổ hợp Patriot c🔜ùng các cấu trúc của cơ quan an ninh và cơ quan tình báo quân sự Đài Loan. Thông thường, Google sẽ làm mờ các vị trí được cho là nhạy cảm trên ứng dụng bản đồ của mình, đặc biệt là các căn cứ quân sự qua♕n trọng.
Người đứng đầu cơ quan phòng vệ Đài Loan Yen Te-fa cho biết đã lập một nhóm công tác làm việc với 🌊Google để có điều chỉnh phù hợp nhằm đảm bảo an ninh cho hòn đảo. "Thực ra, các công trình quốc phòng thời bình sẽ không giống như thời chiến", ông nhấn mạnh. "Chúng tôi sẽ kiểm tra sự cố nhưng nó không ảnh hưởng đến các hoạt động quân sự thông thường".
Yen Te-fa còn cho biết Đài Loan sẽ xem xét lại quy định về bảo mật các cấu trúc và cơ sở quân sự tại hòn đảo này. Một quan chức cho hay ngoài việc yêu cầu Google làm mờ các căn cứ mật, lực lượng phòng vệ Đài Loan sẽ ngụy trang cho 💃các cấu trúc và cơ sở💞 quân sự giúp chúng khó lộ diện trên bản đồ 3D.
Sự cố xảy ra trong bối cảnh Trung Quốc tuyên bố không loại trừ việc sử dụng vũ lực để thống nhất Đài Loan. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 1 yêu cầu Đài Loan không được trì hoãn tiến trình thống nhất và gợi ý áp dụng mô hình "một quốc gia, hai chế độ" như Hong Kong và Ma Cao theo nguyên tắc "Một Tru💫ng Quốc". Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn từ chối mô hình này và kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng tâm tư, nguyện vọng của người Đài Loan.
Đây k🙈hông phải lần đầu Đài Loan yêu cầu Google và các hãng công nghệ làm mờ ảnh vệ tinh chụp các cơ sở quân sự. Năm 2012, Apple Maps được đề n🥃ghị làm mờ ảnh vệ tinh căn cứ ở thành phố Tân Trúc, nơi bố trí một radar tối tân của Mỹ có khả năng phát hiện tên lửa phóng từ Tân Cương, Trung Quốc.
Nguyễn Tiến