Tại hội thảo khoa học "Lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam" tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh cùng các chuyên gia cho rằng cần tìm một ngưỡng lạm phát tối ưu để lập kế hoạch phát triển kinh tế. Thời gian qua, lạm phát đã được kiềm chế nhưng mục tiêu tăng trưởngꦍ không đạt được, số 🦄lượng doanh nghiệp phá sản và chờ phá sản lớn.
Tiến sĩ Nguyễn Thạc Hoát, Trưởng khoa Tài chính - Tiền tệ, Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, t🌺rong ngắn hạn cần có sự đánh đổi giữa lạm phát và tăng trưởng, nghĩa là muốn tăng trưởng đạt tốc độ cao thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát nhất định. Nếu bằng mọi giá phải đạt được đồng thời cả hai mục tiêu trên thì sẽ đi vào vòng xoáy "lạm phát cao, tăng trưởng thấp".
Tuy nhꦏiên, về dài hạn phải sẽ phải đạt được cả hai mục tiêu, và quan điểm tăng trưởng cao và lạm phát thấp là đúng đắ🐻n, ông nhận định.
"Trong điều kiện suy giảm kinh tế, doanh nghiệp quá khó khăn, thất nghiệp cao như hiện nay thì nên ưu tiên tăng trưởng. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 7 - 7,5% như Quốc hội đề ra thì phải chấp nhận lạm phát ở ngưỡng tối ưu là 7 - 7,5% giai đoạn 2013 - 2015", tiến sĩ Hoát phát biểu.
Tán thành ý kiến sẽ phải "kiên quyết giữ lạm phát dưới một con số", Tiến sĩ Lưu Bích Hồ - Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát t💧riển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, trong vài năm tới, tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, lạm phát tốt nhất nên giữ khoảng 7-8% một năm rồi kéo xuống 5-6% khi đã đẩy được tăng trưởng lên cao hơn 5-6%.
Trong khi đó, ông Đỗ Văn Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội Quốc gia đưa ra mức 5,9 - 7,05% cho dự báo lạm phát từ nay tới 2015. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế năm nay thì lạm phát sẽ khó đạt 5,9% mà chỉ ở có thể ở mức thấp hơn, ông cho hay.
Trước những dự báo cụ thể về mức lạm phát mục tiêu của chuyên gia, tiến sĩ Nguyễn Bích Lâm - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho 🐲rằng, việc xác định chính xác ngưỡng lạm phát đối 𝓡với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam rất "khó và phức tạp" vì cần tính đến tất cả các yếu tố về kinh tế xã hội và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Đồng tình với quan điểm này, tiến sĩ Trịnh Quang Anh nhận xét việc tìm một điểm cân bằng để điều hành phát triển kinh tế là rất cần thiết, nhưng ngưỡng như thế nào là ưng ý để theo đuổi thì là một con số "rất khó".
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Cao Viết Sinh, vấn đề trước mắt là phải cần trả lời ngay câu hỏi "Lạm phát thấp hơn tăng trưởng là tốt hay xấu?". Thứ trưởng cho biết, nếu năm nay điều hành lạm phát ở 8% thì dư địa còn rất nhiều, nhưng nếu điều hành lạm phát dưới 6,81% thì dư địa rất ít.
Trả lời câu hỏi của Thứ trưởng Sinh, đại diện Tổng cục Thống kê nhấn mạnh: "Việc đặt bài toán lạm phát thấp hơn tăng trưởng là sai lầm". Ông cho rằng, tăng trưởng sẽ kéo theo lạm phát vì tăng trưởng Việt Nam dựa vào bên cầu, cần mức đầu tư rất lớn, tăng bội chi, tăng cung tওiền. Nếu đang tăng trưởng như vậy mà đặt mục tiêu lạm phát thấp hơn tăng trưởng là 😼rất khó.
"Vấn đề là làm thế nào để tăng trưởng tốt vì tăng trưởng tạo ra việc làm, thu nhập và tăng cầu tiêu dùng, ổn định kinh tế vĩ mô. Vậy nên nếu chúng ta đặt lạm phát thấp hơn tăng trưởng, hay lạm phát của năm sau thấp hơn năm trước là vô lý", tiến sĩ Nguyễn Bích Lâm nêu ý kiến.
Kết luận tại hội thảo, PGS-TS Đào Văn Hùng - Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triểꦑn cho rằng, mức lạm phát mục tiêu từ 7-7,5% cho đoạn 2013 - 2015 sẽ là "hợp lý" và cơ quan này sẽ đứng ra tổng hợp các nghiên cứu để trình lên Chính phủ một bản đề xuất về điều hành lạm phát và tăng trưởng thời gian tới.
Huyền Thư