- Mới đây Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) cho rằng nên xây dựng cơ chế thị trường để đấu giá các khoản nợ xấu. Quan điểm của ông như thế nào?
- Theo tôi biết, trong khoảng 2 tháng tới công ty này sẽ phát hành trái phiếu đặc biệt cho khoảng 10 ngân hàng để đổi lấy 10.000 tỷ đồng nợ xấu (tương đương 474 triệu USD). Ngoài ꦛra, VAMC cũng có thể khai thác nguồ✱n vốn ngoại, bán nợ xấu cho các tổ chức nước ngoài.
Theo tôi đây là giải pháp duy nhất hiện nay mà Việt Nam có thể áp dụng để xử lý dứt điểm nợ xấu, bởi thườ🤡ng chi phí giải quyết cần một khoản tiền vô cùng tốn kém, đắt đỏ trong khi nguồn lực của Nhà nước lại có hạn. Nhưng cản trở là chưa có được một cơ chế đặc thù 🌸để thu hút đầu tư từ các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài tham gia mua bán nợ xấu tại Việt Nam.
"Điểm nghẽn" đầu tiên, theo tôi nằm chính ở khái niệm "trái phiếu đặc biệt" mà VAMC trả cho các ngân hàng khi mua nợ xấu. Tỷ lệ chiết khấu chưa rõ ràng, trong khi một số quy chế để bán nợ 🔯lại khá ngꦏặt nghèo, như tổ chức tín dụng có nợ xấu 3% tổng dư nợ và khoản nợ phải được bảo đảm bằng 60% giá trị tài sản bất động sản... khiến ngay các ngân hàng (chưa nói tới các tổ chức khác) ngần ngại khi bán nợ cho họ.
Thêm vào đó, không phải ngân hàng cứ bán nợ cho VAMC là khoản nợ đó được xóa hoàn toàn. Sau 5 năm nếu không xử lý được hết nợ xấu thì ngân hàng phải lấy lại món nợ đó và "ôm" số nợ này. Như thế, rủi ro chính vẫn là các ngân hàng vì họ bán nợ đi, không biết được chiết khấu và hưởng được bao nhiêu trong khi vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro 20% cho các khoản nợ để giảm trừ giá trị trái phiếu.
Rõ ràng với những quy định quá chặt có phần "lợi" cho VAMC như hiện nay thì phần rủi ro bán nợ vẫn thuộc về phía ngân hàng. Họ phải nới những điều khoản này, nh꧋ất là quy định món nợ phải được đảm bảo bằng 60% giá trị tài sản bất động sản thì ngân hàng mới mạnh dạn bán nợ. Nếu cởi bỏ nút thắt này, theo tôi không chỉ nhà đầu tư trong nước mà ngay cả các tổ chức nước ngoài tham gia vào quá trình mua bán nợ cùng VAMC.
- Kết quả kinh doanh mà các ngân hàng vừa công bố mới đây cho thấy tình trạng nợ xấu không thuyên giảm mà có nguy cơ tăng, dù VAMC đã đi vào hoạt động được gần 2 tháng. Ông nhận định về vấn đề này như thế nào ?
- Trong báo cáo tài chính đã công bố, hầu hết các ngân hàng đều không giải thích chi tiết lý do nợ xấu gia tওăng. Đây không phải là điều bất ngờ khi kinh tế vĩ mô còn trì trệ. Nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn, không bán được hàng nên khó trả nợ vay đúng hạn. Bên cạnh đó, một số ngân hàng vẫn chưa kiểm soát tốt các khoản cho vay khi chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng... Điều này cũng khiến bức tranh nợ xấu của hệ thống ngân hàng vẫn còn xám xịt.
Bên cạnh đó, nợ xấu của hệ thống ngân hàng vẫn chưa được công bố đầy đủ. Nếu áp dụng các quy định theo thông tư 02/2013 của Ngân hàng Nhà nước về phân loại và trích lập dự phòng rủi r🌱o thì nợ xấu sẽ cao hơn hiện nay (Thông tư này đã được dời đến tháng 6/2014 mới áp dụng). Mặc dù, VAMC đã ra đời nhưng với các điều kiện ngặt nghèo như nợ xấu phải có thế chấp tối thiểu 65% bằng bất động sản, người đi vay phải còn tồn tại và chứng minh được khả năng trả nợ... thì sẽ có nhiều khoản nợ xấu không đủ điều kiện để được mua lại. Vì vậy, để thúc đẩy quá💃 trình xử lý nhanh của VAMC, Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét miễn giảm một số điều kiện khi mua nợ xấu.
- Các tổ chức tài chính nước ngoài có chung nhận định là các nhà đầu tư quốc tế đã sẵn sàng mua nợ xấu Việt Nam, ý kiến của ông thế nào về vấn đề này?
- Mô hình công ty xử lý nợ xấu ở mỗi quốc gia không giống nhau nhưng đây chính là công cụ hữu hiệu của hệ thống Ngân hàng Nhà nước để tái cấu trúc toàn ngành. Và để Công ty Khai thác và Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) mua được nhiều nợ thì kinh nghiệm các nước đã chỉ ra rằng, trước hết, họ phải xác định rõ mục tiêu và kế hoạch kinh doanh một cách dài hạn, đồng thời phải thúc đẩy nhanh🍸 quá trình chuyển nhượng tài sản, xử lý nợ xấu, xây dựng phương án kinh doanh, xác định chiến lược cho các tài sản sau thu hồi… Những vấn đề quản trị và tính minh bạch của VAMC được đưa lên hàng đầu, thông qua sở hữu đội ngũ chuyên gia có chuyên môn cao nhưng độc lập hoàn toàn với Ngân hàng Nhà nước.
Về việc đánh tiếng mua nợ xấu, tôi không nghĩ💫 các nhà đầu tư nước ngoài có thể dễ dàng mua, bán nợ xấu ở Việt Nam bởi việc đó chưa có tiền lệ. Đấy là chưa kể, mua rồi nhưng thanh lý nợ như thế nào, đặc biệt là đối với tài sản bất động sản khi mà kèm theo đó là vôꦗ số rối rắm của luật pháp, tính minh bạch cực kỳ thấp mà họ chưa gặp bao giờ.
Ví dụ, tình trạng ngân hàng A mua hộ nợ cho ngân hàng B theo kiểu cùng nhau thống nhất một mức giá mà nay mai, B có thể mua lại từ A. Hành vi này nhằm mục đích giúp nhau xóa nợ xấu để làm đẹp bảng cân đốiꦏ tài sản mà đáng lẽ, những công ty kiểm toán khi gặp những trường hợp như thế thì🌜 phải có chú thích trong bảng kiểm toán, nhưng họ đã lờ đi.
- Vậy theo ông để nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, mua nợ xấu thì cần phải làm gì?
- Để thị trườn꧋g nợ xấu Việt Nam được “quốc tế hóa” thì đầu tiên là phải thay đổi khung pháp lý để cho những người mua nợ có thể thanh lý được n🌜ợ, nhất là với tài sản bảo đảm của khoản nợ là bất động sản - vấn đề mà các ngân hàng trong nước đều ngại mỗi khi bán nợ.
Với những tài sản là bất động sản, trước đâ♍y được đánh giá cao quá mức để vay cho bằng được, nay giá đi xuống, trong khi thiếu những công ty định giá độc lập và hành xử một cách khách quan, vậy thì giá mua, giá bán như thế nào là cả một vấn đề không nhỏ.
Qua nhiều cuộc khủng hoảng tài chính, mỗi nước đều có cáℱch xử lý tài sản rủi ro và nợ xấu riêng nhằm lưu thông dòng vốn trong nền kinh tế. Mỹ một mặt mạnh tay bơm vốn giải cứu ngân hàng nhưng lại không can thiệp sâu vào điều hành. Trung Quốc thành công nhờ trực diện xử lý nợ xấu đầu tư nước ngoài trong khi Nhật sẵn sàng cho tự sụp đổ nếu ngân hàng quá yếu kém. Còn Malays⛄ia, với mô hình Danaharta, đã giải phóng thành công 70% nợ xấu nhờ trao cho tổ chức giải quyết nợ xấu một khung khổ pháp lý đặc biệt.
Với Mỹ, cuộc khủng hoảng tài chính Phố Wall năm 2008 bắt nguồn từ bong bóng bất động sản tan vỡ - tình cảnh khá tương đồng với Việt Nam hiện nay. Để giải cứu những tổ chức tín dụng sắp "chết", Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định bơm 700 tỷ USD. Lượng tiền này được phân bổ một phần để mua lại nợ xấu ngân hàng, một phần dùng để giải quyết thanh khoản tạm thời cho những đơn vị yếu kém. Phần còn lại - nhưng chiếm tỷ trọng lớn - là để mua cổ phiếu ưu đãi của các ngân hàng. Với mục đích thứ ba, Fed lựa chọn mua cổ phiếu ưu đãi thay vì loại phổ thông. Cổ phiếu ưu đãi được hưởng mức cổ tức cố định, không phụ thuộc vào khả năng sinh lời nhưng🐻 lại không có quyền tham gia vào việc điều hành ngân hàng.
Các phương án trên đều có thể áp dụng được vào Việt Nam, tuy nhiên cho đến nay Việt Nam đã thành lập VAMC, nhưng khung pháp lý của công ty này vẫn chưa hoàn chỉnh khiến việc mua bán nợ chưa thể tiến hành ngay được. Như vậy, nếu để các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới khoản nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam thì điều quan trọng nhất là giá, và khung pháp lý. Nếu hai điều này được thực hiện, tôi tin là không chỉ các ngân hàng muốn bán nợ cho VAMC mà các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rất quan tâm tới thị trường nợ của hệ thống ng𒆙ân hàng Việt Nam.
Theo DDDN