Chiều 30/10, giải trình trước Quốc hội về kết quả thực hiện ba chương trình mục tiêu quốc gia (giảm n🦹ghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển🦹 kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số), Phó thủ tướng Trần Lưu Quang kỳ vọng sửa đổi chính sách sẽ giúp người dân có động lực vươn lên.
"Tôi rất mong chính quyền địa phương vận động bà con được thụ hưởng chính sách của các chương trình có tâm thế mới, tích cực hơn, vượt qua sự ỷ lại để đạt kết quả tốt 📖đẹp", ông Quang nói.
Phó thủ tướng đánh giá ba chương trình mục tiêu quốc gia đã đảm bảo thông suốt về cơ chế và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Chínhꦜ phủ cũng đề xuất Quốc hội cho phép mỗi tỉnh lựa chọn một huyện để thí điểm trộn nguồn vốn của ba chương trình. Khi vốn sự nghiệp không dùng hết, có thể chuyể♐n sang vốn đầu tư phát triển.
Chính phủ đặt mục tiêu hết năm nay sẽ giải ngân hết số vốn từ năm 2022 cho ba chương trình. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể thực hiện nếu Quốc hội cho phép áp dụng cơ chế đặc thù tại kỳ họp này, để triển khai trong hai tháng cuối năm. "Nếu cơ chế 🐠đặc thù chưa được quyết tại kỳ họp này, tôi tha thiết mong Quốc hội cho phép chuyển nguồn vốn sự nghiệp còn lại từ năm 2022 sang năm 2024", ông 🌱nói.
Theo Phó thủ tướng, trường hợp Quốc hội không cho phép ch💧uyển nguồn thì số vốn 13.000 tỷ đồng năm 2022 sẽ bị cắt, trong khi "nguồn vốn cho ch🔥ương trình hạn hẹp mà mục tiêu lớn lao".
Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết để triển khai hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, Chính phủ đã đề xuất Quốc hội 7 cơ chế đặc thù. Trong Nghị quyết về giám sát 🌄kỳ này, ông Dung kiến nghị Quốc hội cho phép thí điểm trao quyền trọn gói cho cấp huyện được chủ động quyết định điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn từ các chương trình và giữa các chương trình với nhau.
"Trước mắt, tôi đề nghị Quốc hội cho phép mỗi tỉnh chọn một, hai huyện làm thí điểm. Huyện quyết🐠 định toàn vẹn, tỉnh chỉ làm nhiệm vụ điều phối, kiểm tra, giám sát,ꦕ Trung ương kiểm tra mục tiêu, thanh tra, kiểm tra, tổng kết chương trình", Bộ trưởng Dung nói.
Tham gia thảo luận trước đó, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Tạ Văn Hạ và Thường trực Ủy ban Đỗ Chí Nghĩa đều đồng tình phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho địa phương khi thực hiện chính sách giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số. Trung ương chỉ qu♐ản lý các chỉ tiêu, mục tiêu, còn cách làm thì để tỉnh quyết định, đảm ⛎bảo tính chủ động.
Đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung (nhân viên Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Hải Dương) cho rằng chính sách hỗ trợ phát triển, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế nên hướng đến hộ gia đình, doanh nghiệp có năng lực sản xuất. Chính sách an sinh xã hội về trợ giúp hộ đói nghèo nên hướng đến người già, yếu thế, không có khả năng lao đ♍ộng và người dân vùng sâu, biên giới hải đảo.
Theo nữ đại biểu, cách tiếp cận của chính sách hỗ trợ sản xuất hiện nay chuyển dịch từ cho cá sang hỗ trợ cần câu. Tu꧋y nhiên, thực tế cho thấy "đâu phải ai có cần cũng có thể câu". Việc này khiến mô hình sản xuất ở các địa phương vẫ🐼n theo cách làm cũ; chất lượng cuộc sống người dân chưa được cải thiện thực chất.
"Muốn giảm nghèo bền vững, nguyên tắc cho cá và trao cần câu phải được cân nhắc áp dụng phù hợp. Chính sách hỗ trợ trực tiếp là quan trọng nhưng không nên làm đại trà và trong thời gian dài, nên🅘 xây dựn✅g chính sách cho vay với chủ thể có khả năng đầu tư hiệu quả", bà Dung nói.
Sáng cùng ngày, đoàn giám sát của Quốc hội báo cáo và trình chiếu video về việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi g🌟iai đoạn 2021-2030.
Sau một ngày thảo luận, 34 đại biểu phát 🔯biểu ý kiến và 8 đại biểu tranh luận. Đại diện Chính phủ giải trình có Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ trưởng Lao động Thương binh và ♕Xã hội; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư; Bộ trưởng Văn hóa Thể thao Du lịch; và Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang.
Viết Tuân - Sơn Hà