Trả lời:
🉐Hiện nay, vaccine HPV khuyến cáo tiêm cho người từ 9 đến 27 tuổi, chưa quan hệ tình dục. Hiệu quả phòng bệnh lên hơn 90%, giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư như sùi mào gà, ung thư cổ tử cung, ung thư hậꦺu môn, ung thư vòm họng, ung thư âm hộ, ung thư dương vật...
Đối với vợ chồng bạn nằm trong độ tuổi khuyến cáo, đã quan hệ tình dục, dùng thuốc tránh thai hàng ngày vẫn có thể tiêm vaccine. Lý do là HPV (Hum💖an Papilloma Virus) dễ lây nhiễm, có thể gây bệnh ở các lần quan hệ tình dục sau đó; vaccine sẽ giúp giảm nguy cơ lây nhiễm🎉 các chủng khác.
Mặt khác, chưa có bằng chứng cho thấy tiêm ngừa HPV làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai. Phụ nữ sử dụng các hormone ngừa thai cũng không ảnh hưởng đến các đáp ứng miễn dịch với💜 vaccine. Do đó, bạn🌺 có thể tiêm ngừa bình thường.
Trước khi tiêm, vợ chồng cần nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ để có sức khỏe, tinh thần tốt. Mọi người sẽ phải khám sàng lọc trước tiêm, cần khai báo các thông tin về sức khỏe hiện tại, bệnh đã mắc, các thuốc - liệu pháp điều trị đã và đang dùng trong 3 tháng gần nhất, loại vaccine đã tiêm trong vòng 4 tuần và tiền sử phản ứng, dị ứng của cơ thể, dị ứng đã gặp 𓆏với thức ăn, thuốc...
Nữ giới cần thông báo về thời gian dự định có thai hoặc kiểm tra để biết có đang mang thai hay không. Phụ nữ cùng cần khám phụ khoa, tầm soát ung thư để đảm bảo vaccine có hiệu quả tốt nhất; không cần xét nghiệm HPV trước tiêm. Nếu dự định mang thai, phụ nữ nên tiêm chủng trước khi mang bầu một tháng.
Sau tiêm chủng, vợ chồng cần được theo dõi 30 phút tại cơ sở tiêm. Nếu phát hiện các biểu hiện bất thường như mệt mỏi, nôn, khó thở, khò khè, ngứa họ💖ng, da mẩn ngứa hoặc đổi màu, chóng mặt, sốt... cần báo ngay cho nhân viên y tế. Khi về nhà, vợ chồng tiếp tục được theo dõi sức khỏe ít nhất 48 giờ tiếp theo để đảm bảo an toàn.
BS.CKI Nguyễn Lê Nga
Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC