Theo The Paper, triển lãm "Thế giới nghệ thuật của họa sĩ cung đình thời Thanh Lang Thế Ninh" diễn ra từ đầu tháng 8 đến ngày 7/11 tại Bảo tàng Thẩm Dương, Trung Quốc. Triển lãm trưng bày gần 50 tác phẩm do ông và các học trò thực hiện, trong đó có những cổ vật mượn từ Bảo tàng Cố Cung và những bảo tàng lớn khác. Một số tác phẩm về Càn Long được trưng bày. Lang Thế Ninh (1688-1766), tên tiếng Italy: Giuseppe Castiglione, sinh ở Milan, tới Tru🐬ng Quốc truyền giáo thập niên 1710. Năm 1715, Khang Hy triệu kiến Lang Thế Ninh. Bấy giờ, nhà vua 61 tuổi, không tán thành tôn giáo của Lang Thế Ninh nhưng yêu khoa học nghệ thuật, bèn phong ông làm họa sĩ của triều đình. Bức Lang Thế Ninh vẽ Càn Long duyệt binh tại Nam Uyển, Bắc Kinh năm 29 tuổi. Các chuyên gia đánh giá đây là tác phẩm tiêu biểu của họa sĩ, ở giai đoạn đỉnh cao sự nghiệp. Ông áp dụng thủ pháp nghệ thuật phương Tây trong cách xử lý màu sáng tối, cách vẽ mây. Lang Thế Ninh phụng sự triều Thanh hơn 50 năm, làm việc qua ba đời Khang Hy, Ung Chính và Càn Long. Ông để lại lượng tác phẩm đồ sộ, là một trong họa sĩ♛ cung đình nổi bật nhất lịch sử. Bức miêu tả cảnh Càn Long theo dõi binh lính thi đua ngựa, đấu vật, huấn luyện ngựa và cảnh nghệ nhân hợp tấu nhạc cụ Mông Cổ. Nhà vua ngồi vị trí trung tâm bức tranh, hai bên là đại thần. Một số người quỳ gối bái lạy vì được ban thưởng sau khi thi thố. Phía sau Càn Long, các phi tần mặc trang phục vàng đứng trước lề🐬u nghỉ. Cà🃏n Long quan 🌼sát thi đấu. Ở tác phẩm, các nhân vật quan trọng như hoàng đế, đại thần, phi tần do Lang Thế Ninh vẽ. Cảnh núi, cây, ngựa, dê, lạc đà do họa sĩ Trung Quốc thực hiện. Bức "Hoàng đế săn bắn", vẽ năm Càn Long 45 tuổi. Tác phẩm khắc họa cảnh vua (đang giương cung) và các thân vương cưỡi ngựa bắn tên trong khu rừng. Chủ đề sáng tác của Lang Thế Ninh đa dạng, từ chân dung, phong cảnh, hoa tới cảnh ra t🍰rận, cảnh vui chơi đời thường của vua. Bức tái hiện t♏hú vui ngắm tr♑anh của hoàng đế, được Bảo tàng Cố Cung cho mượn triển lãm. Người hầu nâng một tác phẩm để nhà vua ngắm, xung 🀅quanh, những người khác ôm tranh chờ vua thưởng lãm. Chân dung hoàng quý phi Tuệ Hiền. Càn Long coi trọng tài năng ✃của Lang Thế Ninh, vì thế đa phần chân dung ông và các ái phi đều do Lang Thế Ninh vẽ. Như Anh Ảnh: The Paper