Quan điểm trên được ông Lê Đại Hải - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp, đưa ra trong cuộc phỏng vấn với VnExpress. Ông Hải cho hay, các loại thuốc lá thế hệ mới (TLTHM), trong đó có thuốc lá điện tử (TLĐT) và thuốc lá làm nóng (TLLN) đã xuất hiện nhiều năm nay trên thị trường qua đường "xách tay" và nhập lậu với mức giá rẻ. Ngoài những người đã h🐈út thuốc lâu năm, đối tượng mới tiếp cận sử dụng TLTHM phần đa là giới trẻ, trong đó có học sinh, sinh viên. Thống kê cho thấy, năm 2015, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở 34 tỉnh, thành phố chỉ khoảng 0,2%, nhưng đến nay đã tăng 18 lần lên khoảng 3,6%.
"Giới trẻ là đối tượng rất nhanh nhạy trong việc tiếp cận những cái mới nên dễ bị thu hút bởi TLTHM với mẫu mã hiện đại, mới lạ. Nhi⭕ều bạn trẻ trước đó chưa hề nghiện thuốc lá nhưng vẫn♉ sử dụng TLTHM vì coi đây là trào lưu thời thượng", ông Hải nói.
Theo ông, có một thực tế đáng lo ngại là trên thị trường hiện nay còn có những ൩sản phẩm trá hình TLTHM chứa chất cấm như cần sa, ma túy. Điều này gây ra không ít khó🗹 khăn cho công tác quản lý thị trường, gây ảnh hưởng lớn về kinh tế, xã hội, nhất là tác động tiêu cực đến thế hệ trẻ.
Luật Phòng chống tác hại thuốc lá, điều 9 quy địn🍰h không cho phép người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá. Điều 29 Nghị định 117/2020 ngày 28/09/2020 quy định các vi phạm về phòng, chống tác hại của thuốc lá cũng nêu rõ cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi có hành vi sử dụng thuốc lá. Tại thời điểm Việt Nam xây dựng Luật Phòng chống tác hại thuốc lá, TLTHM vẫn còn xa lạ nên quy định chủ yếu nhắm đến thuốc lá điếu truyền thống.
Theo ông Hải, hiện nay, rào cản của Việt Nam trong việc xây dựng và triển khai các giải pháp chính sách nhằm kiểm soát TLTHM chính là quan điểm của các cơ quan ban ngành có liên quan còn khác biệt,⛦ dẫn đến việc chưa thống nhất quy định, chế tài quản lý loại sản phẩm này.
"Do chưa được đꦿưa vào quản lý nên TLTHM không bị đánh thuế, gây ảnh hưởng đến ngân sách Nhà nước. Việc đưa TLTHM vào danh mục sản phẩm đánh thuế làm tăng giá TLTHM vừa có thể kiểm soát tình trạng b🦹uôn lậu tràn lan hiện nay vừa hạn chế người sử dụng TLTHM, trong đó có giới trẻ", ông Hải nói.
Đồng thời, chuyên gia nêu phương án, để việc quản lý TLTHM sớm được thực thi, trước hết cần phải s💃ửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật, cũng như các cơ quan quản lý có thể vận dụng Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá; các quy định hiện hành.
"So với các nước, luật pháp Việt Nam về thuốc lá đã có đầy đủ. Cơ quan chức năng cần sớm đưa các sản phẩm ⭕TLTHM vào quản lý để góp phần ngăn chặn tình trạng sử dụng sản phẩm này ở giới trẻ hiện nay, cũng như có cơ sở để cấm các sản phẩm ma túy ‘núp bóng’ TLTHM", ông Hải nêu ý kiến.
Kết hợp nhiều biện pháp để quản lý TLTHM
Theo ông Hải, nếu xét theo luật thì đã có quy định khái niệm thuốc lá ♈là sản phẩm có chứa nguyên liệu thuốc lá; cũng có quy định nguyên liệu thuốc lá là gì, trong đó có bao gồm nguyên liệu ꦡthay thế khác. Như vậy, nếu các sản phẩm TLTHM như thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng được sản xuất từ nguyên liệu thuốc lá thì theo định nghĩa sẽ là đối tượng được điều chỉnh của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá. Thực chất, thuốc lá điện tử hay thuốc lá làm nóng cũng là một hình thức khác đưa nicotine vào cơ thể.
Theo đó, ông khẳng định TLTHM là thuốc lá nên không có rào cản pháp lý đối với việc đưa sản phẩm này vào quản lý theo luật hiện hành, bao gồm Luật Đầu tư (quy định thuốc lá là ngành đꦫược phép kinh doanh có điều kiện) và Luật Phòng chống Tác hại thuốc lá. Nếu đưa TLTHM vào luật hiện hành thì hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp quản lý.
Hiện Nghị định số 106, năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ (về sửa đổi bổ sung Nghị định số 67, năm 2013, quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá) đã được Bộ Tư pháp thẩm định và Bộ Công thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả nghiên cứu và đề xuất chính sách thí điểm quả𒀰n lý TLTHM. Các bộ Tư pháp, Tài chính, Kế hoạch-Đầu tư, Khoa học-Công nghệ đã thống nhất về sự cần thiết và cơ sở khoa học để trình đề xuất quản lý thí điểm có thời hạn đối với TLTHM.
Tuy nhiên, ông Hải cũng൲ cho rằng TLLN là sản phẩm thuốc lá nên có thể đưa ngay vào quản lý một cách chính thức, không cần phải thí điểm. Đồng thời, ông nhấn mạnh, những thứ không phải là thuốc lá mà là cần sa, ma túy hay các chất cấm nằm trong vỏ bọc của bất kỳ sản phẩm nào, từ thực phẩm, đồ uống đến thuốc lá điện tử thì đương nhiên thuộc danh mục hàng quốc cấm. Các sản phẩm, chất cấm này không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá.
Về lâu dài, cần sửa đổi luật pháp về tổng thể, trong đó có Luật Đầu tư quy định thuốc lá là một trong những sản phẩm kinh doanh có điều kiện, nhằm quản lý TLTHM ngay từ khâu sản xuất ꦡđến lưu hành, có chế tài cụ thể đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nếu vi phạm quy định về kinh doanh, sản xuất và sử dụng TLTHM.
Bên cạnh đó, ông Hải đề xuất các bộ ban ngành liên quan cần có tiếng nói tuyꦜên truyền phổ biến rộng r🦂ãi hơn về TLTHM.
Ngọc Phạm