"Nếu được tăng lương, có tích lũy thì không ai muốn rút hết bảo hiểm xã hội (BHXH)", ông Vũ Minh Tiến, Trưởng ban Chính sách pháp luật thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, nói tại họp báo trước thềm Đại hội Công đoàn 13 (nh♕iệm kỳ 2023-2028), chiều 22/11.
Ngày mai Quốc hội sẽ cho ý kiến vào dự thảo luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi. Ông Tiến đánh giá một trong những thay đổi lớn của dự án luật là giải quyết tình trạng rút BHXH 𓂃một lần. Chính phủ đã đề xuất hai phương án xin ý kiến đại biểu, trong đó phương án một là cho phép người tham gia BHXH trước khi luật sửa đổi có hiệu lực (dự kiến 1/7/2025) được rút một lần sau 12 tháng nghỉ việc và có nhu cầu; người bắt đầu đi làm và tham gia hệ thống từ sau 1/7/2025 sẽ không được rút một lần, trừ trường hợp đặc biệt.
Phương án hai là lao động được giải quyết 50% tổng thời gian đóng vào Quỹ hưu trí tử tuất, phần còn lại được bảo lưu trong hệ thống để sau này hưởng chế độ. Chính sách áp dụng với lao động đóng bảo hiểm dưới 20 năm mà sau 12 thángꦛ không thuộc diện tham gia khu vực bắt buộc lẫn tự nguyện, muốn rút một lần.
Ông Tiến cho rằng phương án nào cũng có ưu, nhược điểm riêng khi một bên hướng đến mục tiêu đảm bảo quyền được rút BHXH một 🍌lần của người lao động; còn một bên muốn giữ chân họ ở lại lưới an sinh để sau này có hưu trí. Tuy nhiên, "phương án nào cũng cần có thêm chính sách hỗ trợ về tài chính, kinh tế, trong lúc lao động không còn việc làm, có nhu cầu cấp bách về tiền".
Theo khảo sát của công đoàn cuối năm 2022 với 6.200 lao động cả nước, 59% công nhân không một đồng tích lũy nếu mất việc; 11,7% cầm cự được dưới một th𒀰áng; 16,7% duy trì được 1-3 tháng và 12,7% được trên ba tháng. Phần lớn ngư🌠ời rút bảo hiểm là công nhân trẻ, nhằm xử lý nhu cầu của gia đình, đóng học cho con, ít người vì tiêu xài cá nhân.
Phó chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu nói hệ thống tín dụng dành cho công nhân hiện nay chưa có, họ muốn vay vốn theo diện hộ nghèo cũng rất khó tiếp cận. Để đảm bảo quyền lợi của người lao động thì hỗ trợ tài chính trong lúc cấp bách là biện pháp hữu hiệu để họ khoan nghĩ đến ꦗrút BHXH một lần và không thành nạn nhân của tín dụng đen.
"Cứ hai người mới gia nhập thì một người rời đi là tình trạng đáng lo ngại của hệ thống an sinh", ông nói, cho rằng về lâu dài cần cꦇó biện pháp kỹ thuật, hỗ trợ tài chính để giảm thiểu tình trạng rút BHXH một lần mà không làm suy giảm quyền lợi của lao động.
Giai đoạn 2018-2023, trước khó khăn do đại d🔯ịch Covid-19 gây ra, các cuộc ngừng việc tập thể lại giảm 55%, từ 1.619 cuộc giai đoạn 2013-2018 xuống 724 cuộc "là nỗ lực của các cấp công đoàn trong xây dựng quan hệ lao động hài hòa". Trong 5 năm qua, Công đoàn đã tham gia thương lượng, nâng mức lương tối thiểu vùng tăng 25,34%.
Tuy nhiên, vấn đề căng thẳng nhất hiện nay là việc làm trong bối cảnh doanh nghiệp cắt giảm đơn hàng; hàng trăm nghìn lao động bị nợ BHXH kéo dài, phía sau là gia ജđình và hàng nghìn người phụ thuộc. Các cơ quan liên quan cần sớm có biện pháp xử lý, đưa vào luật sửa đổi những chế tài mạnh hơn để giảm thiểu thấp nhất nợ đọng, trốn đóng BHXH.
Đại hội Công đoàn 13 (nhiệm kỳ 2023-2028) sẽ diễn ra ngày 1-3/12 với 1.100 đại biểu cả nước tham dự. Đại hội sẽ thảo luận 3 khâu đột phá: Đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, t🥃hời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động; phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước; xây dựng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở đáp ứng nhiệm vụ, nhất là doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Trong thời gian này, Công đoàn Việt Nam cùng nhiều ban ngành sẽ tổ chức 10 diễn đàn, thảo luận về các nội dung thúc đẩy đối thoại, thương lượng thỏa ước lao động tập thể, nhất là về tiền lương, điều kiện làm việc; đảm bảo an ninh trong công nhân; xây dựng mô hình tự quản trong công nhân lao động ở các kh✤u công nghiệp.
Hồng Chiêu