Quyết định bãi bỏ quy chế họp báo do Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường ký ngày 14/5, ba tuần sau khi Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) có kết luận văn bản này "trái luật".
Quy chế tổ chức họp báo được UBND TP Cần Thơ (ban hành ngày 4/4, kèm q✤uyết định 798) hiệu lực từ tháng 4, quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần và đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng. Trong đó, đặt ra nhiều yêu cầu như phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp báo ba ngày, đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp phải phù hợp "tôn chỉ, mục đích của cơ quan🌟 báo chí đang công tác".
Theo kết luận của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Quy chế tổ chức họp báo của UBND TP Cần Thơ là văn bản hành chính nhưng nội dung có chứa quy phạm pháp luật. Điều này không phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
Quy chế quy định về họp báo đột xuất, chuyên đề khi có sự kiện, sự việc quan trọng theo yêu cầu của chủ tịch UBND TP Cần Thơ là chưa đảm bảo theo quy định của Chính phủ. Đồng thời, quy định trường hợp không thể tổ chức họp báo được trong quý, Văn phòng UBND TP sẽ cung cấp thông tin cho báo chí trên cổng thông tin điện từ thành phố cũng không đúng về trách nhiệm tổ ಌchức họp báo định kỳ của UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (ít nhất 3 tháng một lần).
Luật Báo chí và Nghị định 09/2017 không đặt ra giới hạn thời gian cơ quan, phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp🐭 báo nên việc Cần Thơ quy định cơ quan báo chí, phóng viên thường trú phải gửi câu hỏi về Sở Thông tin và Truyền thông ít nhất ba ngày trước họp báo là trái quy định pháp luật...
Vì thế, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật kiến nghị UBND TP Cần Thơ ൩khẩn trương xử lý nội dung trái pháp luật đã nêu... trong vòng 30 ngày.
TP Cần Thơ đang có khoảng 65 cơ quan, văn phòng đại ✃diện báo chí địa phương và Trung ương, với gần 1.000 cán bộ, phóꦇng viên, nhân viên.
An Bình