Sáng 29/9, hàng loạt tuyến đường ở quận trung tâm Ninh Kiều như Mậu Thân, Lý Tự Trọng, Trần Hưng Đạo, N﷽guyễn Thị Minh Khai, khu vực hồ Xáng Thổi..🥂. bị ngập sâu 30 - 40 cm, nhiều xe chết máy, ách tắc cục bộ.
Nghiêm trọng nhất là tại đường Mậu Thân, đoạn từ cầu Rạch Ngỗng 1 đến ngã tư Nguyễn Văn Cừ. Nước từ c🎉ác kênh rạch và cống dâng ngập toàn bộ mặt đường, tràn vào nhà dân. Nhiều cửa hàng phải ngưng buôn bán, chờ nước rút. Một s𒊎ố nhà phải chạy máy bơm hút nước ra ngoài.
"Rút kinh nghiệm năm ngoái, tôi chủ động đắp bao cát tấn cửa nhà từ mấy hôm trước nên triều cường không tràn ✨vào nhà. Nhưng mấy hôm nay không bán buôn gì được vì đường ngập lênh láng", ông Nguyễn Anh Thắng, nhà trên đoạn đường Mậu Thân, nói.
Trong khi đó ba đoạn đê bao ở Cồn Khương (quận Ninh Kiều) bị vỡ khoảng 10 m, nước tràn vào gây ngập 14 nhà dân cùng nhiều diện tích cây ăn trái, hoa kiểng... Đây là năm thứ ba liên tiếp đoạn đê này bị vỡ khi có triều cường.
Ông Nguyễn Quý Ninh, Phó chánh Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn Cầ♔n Thơ cho biết, triều cường sáng nay cao nhất 🌜ba ngày qua. Mực nước đo được trên sông Hậu là 2,14 m, vượt 24 cm so với báo động ba.
"Rất may là mấy ngày qua, khi triều cường thì 🐎không có mưa nên tình trạng ngập lụt ít hơn và nước rút nhanh hơn năm ngoái", ông Ninh nói và cho biết, theo dự báo ngày 30/9 triều cường ở Cần Thơ sẽ đạt đỉnh ở mức 2,2 m.
Trong khi đó,🍷 tại Vĩnh Long, đoạn quốc lộ 1A qua thị xã Bình Minh cũng bị ngập nặng, có nơi nửa mét, khiến nhiều xe chết máy, giao thông bị tắc nghẽn.
Những năm qua, Cần Thơ và các tỉnh miền Tây liên tục ngập sâu mỗi khi nước dâng cao. Nguyên nhân được cho là đất ở đồng bằng sông Cửu Long đang lún.
Theo báo cáo Tác động của 25 năm khai thác nước ngầm lên sụt lún đất ở đồng bằng sông Cửu Long, do Đại học Utrecht (Hà Lan) phối hợp với các chuyên gia Việt công b🌳ố năm 2017, cho thấy trong 25 năm qua (1991-2015), miền Tây đã sụt lún trung bình 18 cm; một số nơi, nền đất đã lún 25-35 cm. Nguyên nhân chính do khai thác nước ngầm.
Cửu Long