Chị Wendy Winser, sống tại bang New York, Mỹ, chia sẻ lưu ý khi kỷ luật trẻ nhạy cảm trên trang Scary Mommy.
Việc nuôi dạy con trai lớn với tôi luôn khó khăn. Khi cháu nhỏ, tôi nghĩ con trai có ý chí mạnh mẽ nhưng thực ra cháu rất nhạy cảm. Cháu rất dễ tổn thương bởi lời nói hay hඣành độ⭕ng của mọi người xung quanh. Khi gặp chuyện buồn, cháu không dễ dàng bỏ qua nó như một số người mà luôn canh cánh trong lòng.
Tôi nghĩ đó là lý do tại sao một số trẻ nhạy cảm lại tỏ ra rất cố chấp hoặc gan lì hơn bình🦄 thường. Trẻ nhạy cảm thường tỏ ra lo lắng hoặc tức giận quá mức với những vấn đề vượt ngoài tầm kiểm soát.
Những bà mẹ có con nhạy cảm đều biết rằng việc kỷ luật thực sự khó khăn. Dù không phải lúc nào các bé cũng có hành vi sai nhưng thật khó để phạt mà không khiến con căng thẳng, áp lực. Khi đó, trẻ lại càng quấy khóc hoặc bất hợp tác khiến bố mẹ thêm đau đ🧸ầu.
Dưới đây là sáu lưu ý trong việc kỷ luật trẻ nhạy cảm mà tôi đúc kết đượcꦰ qua nhiều 🐎năm nuôi dạy con trai.
1. Hạn chế đổ lỗi
Khi một đứa trẻ làm sai, phụ huynh thường nói "Hãy nhìn xem con đã làm gì" hoặc "Tại sao con lại làm thế này?" bằng giọng điệu gay gắt. Trong suy nghĩ của trẻ nhạy cảm, những câu nói này của bố mẹ quy kết các bé là người xấu, hư nhất thế giới. Và các bé sẽ bị tổn thươ꧙ng tinh thần, sợ hãi bản thân quá kém cỏi hoặc lo lắng làm bố mẹ ghét bỏ.
Thay vì vậy, bạn hãy cố gắng kiểm soát cơn giận, nhẹ nhàng hỏi 🀅con: "Chúng ta nên làm gì để giải quyết nó nhỉ?". Sự mềm mỏng thường là biện pháp hữu ích để đối phó với những đứa trẻ nhạy cảm.
2. Kiểm tra giọng điệu của bạn
Tôi biết khi trẻ sai, phụ huynh nào cũng tức giận. Trẻ nhạy cảm có khả ꧂năng đoán định được cơn giận của bố mẹ, hiểu rằng chúng làm sai và việc la hét chỉ giống như đổ thêm dầu vào lửa.
Có bé sẽ sợ sệt, hoảng loạn trước cơn nóng giận của bố mẹ, có bé sẽ la khóc ầm ĩ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, t🍒rước mọi vấn đề, phụ huynh hãy rèn thói quen hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh trước khi lên tiếng.
3. Không cô lập trẻ
Có bao nhiêu phụ huynh yêu cầu con lui về phòng hay úp mặt vào tường để tự hối lỗi về những hành vi sai? Biện pháp kỷ luật này không hiệu quả với trẻ nhạy cảm mà chỉ càng khiến các bé tức giận hoặc lo lắng, c🦋ảm thấy bị bỏ rơi. Bạn có thể phạt con nhưng không nhất t🥂hiết phải tách con khỏi bố mẹ, những người đáng tin cậy nhất với các bé.
Khi ♛nhắc con tự suy ngẫm về hành động của mình, tôi sẽ cùng con ngồi trong phòng. Tôi chỉ cần ngồi và đợi cho đến khi co𒁃n đủ bình tĩnh hoặc suy nghĩ thông suốt.
4. Trò chuyện
Trẻ nhạy cảm thường mang nặng ưu tư, suy nghĩ nên bố mẹ cần trò chuyện, khuyến khích con chia sẻ nhiều hơn. Nếu bạn kỷ luật nhưng trẻ không tiếp thu, có thể ღphương pháp của bạn không phù hợp với con.
Trong tình huống này, bạn và con nên ngồi xuống trò chuyện, khuyến khích con đưa ra gợi ý khác để giải quyết vấn đề. Từ đó, trẻ cảm thấy là người được q꧃uan tâm, có tiếng nói trong gia đình, khích lệ xây dựng tâm thế tự tin. Bạn vẫn là người đưa ra quyết định cuối cùng nhưng🤪 việc cùng con thảo luận về các biện pháp kỷ luật là cách để hạn chế mâu thuẫn giữa hai bên.
5. Kết nối với trẻ
Khi kỷ luật, bạn cần cứng rắn và n♕hất quán, nhưng sau đó khi trẻ hiểu ra mọi chuyện hãy động viên. Nói về những điều đã xảy ra, bꦺạn hãy "bình thường hóa" chúng bằng cách trao cho con những cái ôm, nụ hôn.
6. Không so sánh
Một điều phụ huynh có con luôn cần ghi nhớ rằng mỗi đứa trẻ là khác nhau. Khi bạn thấy bạn bè nuôi dạy con dễ dàng hơn và thầm nghĩ: "Tại sao con mình không nghe lời như vậy?", ꦏhãy nhớ rằng bạn chỉ nhìn thấy một vài phút trong cuộc sống của họ. Có thể họ đã rất cố gắng, vất vả để nuôi dạy con ngoan ngoãn và nghe lời như vậy.
Bởi vậy bạn nên tránh so sánh con và những đứa trẻ khác, đặc biệt trước🐼 mặt các bé. Điều này sẽ rất dễ gây tổn thương đến trẻ vì những bé nhạy cảm rất để ý đến lời nói, thái độ của mọi người xung quanh.
Tú Anh (Theo Scary Mommy)