𝔉Trong thông báo gửi các nhà xuất khẩu vũ khí hôm 29/1, chính phủ Canada cho biết giấy phép xuất khẩu các mặt hàng quân sự và một số loại vũ khí nhất định sang Thổ Nhĩ Kỳ "từ bây giờ sẽ được xem xét theo từng trường hợp cụ thể".
ꦅ"Chính sách cấm xuất khẩu vũ khí sang Thổ Nhĩ Kỳ hiện không còn hiệu lực", thông báo cho hay.
🎃Canada áp lệnh cấm xuất khẩu vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ từ tháng 10/2019, sau khi nước này mở chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria. Lệnh cấm từng được dỡ bỏ vào năm 2020 và tái áp dụng tháng 4/2021 vì "có bằng chứng cho thấy một số công nghệ và thiết bị quân sự Ottawa bán cho Ankara được sử dụng trong các cuộc xung đột", như tại vùng ly khai Nagorno-Karabakh ở Azerbaijan.
ꦆLệnh cấm ảnh hưởng đến khoảng 30 giấy phép và áp dụng cho nhiều loại sản phẩm, công nghệ quân sự, trong đó có linh kiện sản xuất máy bay, phần mềm, dữ liệu kỹ thuật cho mô phỏng chuyến bay, thiết bị vệ tinh và linh kiện súng.
Tại hội nghị thượng đỉnh NATO hồi tháng 7/2023 ở Litva, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ nói Canada𓄧 đã chấp thuận nối lại đàm phán về dỡ cấm vận vũ khí, sau khi Ankara bật đèn xanh cho việc kết nạp Stockholm vào liên minh quân sự.
💎Canada sẽ yêu cầu các nhà nhập khẩu Thổ Nhĩ Kỳ tuân thủ quy định trong sử dụng vũ khí nhập khẩu, cũng như đảm bảo chúng sẽ không được tái xuất hay chuyển sang quốc gia không thuộc NATO, ngoại trừ Ukraine. Ngoài ra, Canada bảo lưu quyền đình chỉ hoặc hủy giấy phép xuất khẩu với Thổ Nhĩ Kỳ.
Động thái này diễn ra chưa đầy một tuần sau khi quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚphê chuẩn Thụy Điển gia nhập NATO, sau hơn một năm trì hoãn. Chính phủ Mỹ cũng đã thông qua thỏa thuận trị giá 23 tỷ USD để bán tiêm kích F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Huyền Lê (Theo AFP, Reuters)