Một ngày sau khi chính phủ Cộng hòa Czech cáo buộc nhân viên của cơ quan tình báo quân sự Nga liên quan tới hàng loạt vụ nổ bí ẩn tại một kho đạn năm 2014 và trục xuất 18 nhà ng🦄oại giao của Moskva, chính phủ của Tổng thống Vladimir Putin ngày 18/4 thông báo đáp trả khi yêu cầu 20 nhà ngoại giao Czech về nước.
Vụ trục xuất mới nhất báo hiệu căng thẳng leo thang giữa Kremlin và các chính phủ phương Tây, đạt 🍨đến mức độ chưa từng thấy kể từ Chiến tranh Lạnh. Căng thẳng giữa Nga và Cộng hòa Czech 🧔diễn ra chỉ vài ngày sau khi Washington áp một loạt trừng phạt mạnh tay với quan chức chính phủ và doanh nghiệp Nga, để đáp lại vụ tấn công quy mô lớn vào hệ thống máy tính chính phủ Mỹ.
Bộ Ngoại giao Nga gọi những cáo buộc của Czech là "vô lý" và 😼cho rằng chính phủ nước này trở thành "con rối" của Mỹ. "Để làm hài lòng Mỹ sau những lệnh trừng phạt gần đây nhắm vꦫào Nga, chính phủ Czech trong trường hợp này thậm chí còn vượt qua các bậc thầy nước ngoài", tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga ngày 18/4.
Các quyết định trục xuất có thể sẽ làm mất hiện diện ngoại giao của Czech ở Nga, nơi Prague chỉ có vài chục nhân viêꦗn. Ngược lại, đại sứ quán Nga ở Pra✤gue, thủ đô Czech, được cho là một trong những tổ chức ngoại giao lớn nhất của Kremlin ở châu Âu và được sử dụng như trung tâm chuẩn bị cho các hoạt động tình báo ở một số nước phương Tây, theo các chuyên gia an ninh.
Các vụ nổ năm 2014, lần đầu xảy ra ở làng Vlachovice và hai tháng sau ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚtại một kho đạn gần đó, chưa từng được giải thích thỏa đáng, dù giới chức khi đó nêu ra khả năng về động cơ phá hoại. Hai nhân viên tại kho đạn do chính phủ quản lý đã thiệt mạng. Vụ nổ xảy ra vào thời điểm lực lượng Ukraine cần vũ khí để chống lại lực lượng ly khai, cũng như khi lực lượng Nga đang can dự sâu hơn vào cuộc nội chiến Syria.
Lệnh trục xuất và cáo buộc mà Czech, quốc gia nằm ở miền trung châu Âu, thành viên NATO và Liên minh châu Âu (EU), đã gây xung đột lớn nhất với Nga từ năm 1989 tới nay. Động thái của Czech đã nhận được ꦿnhiều thông điệp ủng hộ và đoàn kết từ một số đồng minh trong ngày 18/4, trong đó có ꦦMỹ.
Đại sứ quán Mỹ tại Prague thông báo trên Twitter rằng Washington "luôn sát cánh cùng đồng minh trước sau như một. Chúng tôi đánh giá cao hành động này của Czech🃏 , buộc🦩 Nga phải trả giá vì gây nguy hiểm trên lãnh thổ Czech".
Cùng ngày, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng thể hiện quan điểm với Nga khi cho rằng c🌄ác cường quốc thế giới nên "vẽ lằn ranh đỏ" với Moskva và cân nhắc trừng phạt nếu vượt qua ranh giới này.
"Chúng ta phải xác định rõ ràng lằn ranh đỏ với Nga", ông nói trong cuộc phỏng vấn với đài CBS c꧑ủa Mỹ phát sóng ngày 18/4.
"Đây là cách đáng tin cậy duy nhất. Trừng phạt không thôi chưa đủ, nhưng nó là một phần của nhiều biện pháp", ông nói, bày tỏ đồng tình với việc Tổng thống Mỹ Joe Biden sẵn sànಌg đối thoại với Tổ🥂ng thống Nga Vladimir Putin trong bối cảnh căng thẳng gia tăng.
Căng thẳng gần đây giữa Nga và phương Tây cũng đang "nóng" lên với các diễn biến ở khu vực biên gi💫ới Ukraine và bán đảo Crime꧒a.
Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc hội đàm ngày 16/4 "chia sẻ mối quan ngại về việc Nga tăng cường lực lượng" tại biên giới🍃 với Ukraine và bán đảo Crimea.
Tuyên bố được đưa ra sau khi Bộ Quốc phòng Nga ngày 15/4 thông báo hạn chế hoạt động di chuyển củaཧ tàu quân sự và tàu công vụ nước ngoài ở một số khu vực của Biển Đen tới tháng 10. Bộ Ngoại giao Ukraine chỉ trích lệnh hạn chế đi lại ở Biển Đen của Nga và gọi đây là hành động "chiếm đoạt các quyền chủ quyền" của nước này.
Nga gần đây triển khai nhiều khí tài gồm xe tăng, pháo và thiết giáp hạng nặng tới khu vực gần biên giới với Ukraine💯 và bán đảo Crimea. Đợt chuyển quân của Nga được cho bắt đầu từ cuối tháng 3 và khiến Mỹ bất an.
Nhiều chuyên gia quân sự và nhà phân tích thậm chí cho rằng Nga đang chuẩn bị sẵn sàng cho kịch bản "chiến tranh cục bꦺộ cường độ thấp trong các khu vực ly khai".
"Điều này không có nghĩ🅰a cuộc chiến ꦆsẽ bắt đầu ngay ngày mai nhưng nó có nghĩa ông ấy đang tạo điều kiện để đưa ra quyết định cuối cùng", Ihor Romanenko, cựu trung tướng nghỉ hưu và cựu phó tổng tham mưu trưởng Ukraine, nói.
Giới phân t🌞ích cho rằng Tổng thống Putin còn có nhiều lý do khác đằng sau những động thái ở gần biên giới Ukraine và bán đảo Crimౠea. Sự ủng hộ của ông giảm mạnh sau cuộc suy thoái kinh tế và đại dịch. Đồng thời áp lực từ phương Tây với Moskva ngày càng tăng sau vụ bắt lãnh đạo đối lập Alexey Navalny.
Lầu Năm Góc đã đề nghị Nga làm rõ ý định về đợt triển khai lực lượng, thêm rằng Moskva không thôn𒀰g báo cho Washington về hoạt động diễn tập quân sự gần biên giới Ukraine𒁏 như trước đây, khiến "gia tăng căng thẳng trong khu vực".
Liên tiếp những lời cảnh báo được quan chức các nước đưa ra với Nga sau đó. "Nếu Nga tiếp tục hành 🔥động liều lĩnh hoặc gây hấn, họ sẽ phải trả giá và lĩnh hậu quả", Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói hôm 11/4.
Một ngày trước, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Dominic Raab cũng kêu gọi Moskva "lập tức giảm leo thang t♐ình hình". Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cũng nhóm họp với các đồng minh NATO ở châu Âu và Israel về những động thái gần đây của Nga và tình hình biên giới Ukraine.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng động thái của Nga không có gì ngoài nhằm phô trương lực lượng, để buộc Ukraine và các nước hậu thuẫn phương Tây tuân thủ t🎐hỏa thuận Minsk năm 2015, trong đó quy định việc tái hòa nhập m🌼ột cách hòa bình của các khu vực ly khai và ân xá cho các lực lượng ly khai sau khi họ tan rã. Moskva khẳng định theo thỏa thuận, Ukraine phải "liên bang hóa", trao quyền tự trị nhiều hơn cho các khu vực ly khai như Donbas, để có thể thoải mái sử dụng tiếng Nga như ngôn ngữ thứ hai và giao dịch tự do với Moskva.
Pavel Luzin, nhà phân tích quốc phòng tại tổ chức nghiên cứu Jamestown Foundation ở Washington, Mỹ nhận định Nga cũng có thể sử dụng leo thang hiện tại để chuyển hiện diện quân sự ở Donbas từ một điều bị phủ nhận thành công khai dưới hình thứꦇc "hoạt động nhân đạo".
Thanh Tâm (Theo NYTimes, Al Jazeera, Politico)