ཧHình ảnh được cho là biên đội Su-57 hạ cánh xuống căn cứ Hmeymim.
Video và ảnh vệ tinh cho thấy Nga đã triển khai ít nhất 4 tiêm kích tàng hình Su-57 đến Syria, trong bối cảnh không quân nước này tăng cường không kích các mục tiêu do phe đối lập Syria kiểm soát ở tỉnh Idlib và Đông Ghouta. Giới chuyên gia cho rằng sự xuất hiện của Su-57 sẽ giúp Moscow hoàn thiện loại máy bay này, nhưng cũng là canh bạc nguy hiểm khi nó chưa đạt khả năng sẵn sàng chiến đấu và có thể chịu thiệt hại từ các đợt tập kích của phiến quân, theo War Is Boring.
Nguồn tin giấu tên từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết phi đội Su-57 tại Syria sẽ không trực tiếp tham gia chiến đấu, mà chỉ nhằm thử nghiệm tổ hợp radar và hệ thống tác chiến điện tử. Các nguyên mẫu thử nghiệm của tiêm kích Su-57 sử dụng cảm biến quang - điện tử 101KS Atoll và tổ hợp vô tuyến điệ💟n tử đa năng tích hợp (MIRES) Sh121, gồm🔯 radar N036 Byelka và hệ thống tác chiến điện tử L402 Himalayas.
Nga có thể sử dụng tổ hợp Sh121 và 101KS để thu nhận tín hiệ🐠u nhận dạng tiêm kích tàng hình F-22 cũng đang được Mỹ triển khai trên bầu trời Syria, từ đó phát triển những giải pháp để phát hiện loại phi cơ này từ khoảng cách xa, vô hiệu hóa ưu thế tàng hình của nó. Ngoài việc thử nghiệm trong điều kiện thực tế, phi đội Su-57 cũng góp phần quảng bá sức mạnh vũ khí Nga, giúp thu hút đơn hàng từ các khách hàng nước ngoài.
Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Tom Cooper cho rằng chương trình Su-57 đã liên tục bị trì hoãn, khiến𓆉 những chiếc tiêm kích này không được trang bị đầy đủ cảm biến theo thiết kế.
Theo thiết kế ban đầu, cụm radar N036 trên tiêm kích S💖u-57 bao gồm radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) N036-1-01 gắn ở mũi máy bay, cùng 4 cụm radar N036B-1-01 và N036L-1-01 ở hai bênꩵ sườn và diềm trước cánh của tiêm kích Su-57.
Tuy nhiên, đến năm 2016, Viện thiết kế Tikhomirov mới chỉ xuất xưởng 7 bộ radar N036 để lắp đặt trên nguyên mẫu số hiệu T-50-3, T-50-4 và T-50-5. Lô radar này được cho là phiên bản hạn chế, chỉ có cụm N036-1-01 ở mũi và thiếu các ăng ten N036B-1-01 và N036L-1-01. Ngoài ra, các ༒loại tên lửa cũng chưa được thử nghiệm đầy đủ với hệ thống điều khiển hỏa lực trên nguyên mẫu T-50.
Việc thiếu cụm radar ở sườn và diềm cánh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới mục đích thử nghiệm tổ hợp Sh121 và L402, cũng như ngăn cản không quân Nga ghi nhận tín hiệu từ các tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ. Ngược lại, Mỹ vẫn có thể do thám những đặc điểm chiến đấu cơ bản của Su-57 như ꧋diện tích phản xạ radar (RCS), trừ khi Nga lắp thiết bị tăng RCS để che giấu thông số thực sự của máy bay.
Một nguy cơ khác ꦬcó thể đe dọa tính mạng phi công và tiêm kích Su-57 là các đợt tập kích bằng đạn cối của phiến quân Syria. Ảnh vệ tinh cho thấy chỉ có một máy bay Su-57 tại căn cứ Hmeymim được bố trí trong khu vực có công sự bảo vệ, trong khi hai chiếc khác nằm ở bãi đậu trống trải bên cạnh phi đội Su-35S.
Phiến quân Syria từng thực hiện một cuộc tập kích táo bạo hồi cuối năm 2017 vào căn cứ Hmeymim, khiến một số máy bay Nga tại đây bị hư hỏng. Cuộc tấn công cho thấy hiểm họa từ các đợt tập kích bất ngờ của phiến quân nhằm vào lực lượng Nga tại Syria, nhất là với c๊ác phương tiện đắ🌜t tiền được bố trí trên địa hình trống trải.
Bất kỳ ngu🐻yên mẫu Su-57 nào bị hư hỏng cũng sẽ là thiệt hại lớn với quân đội Nga, đồng thời làm nước này mất mặt ಌtrước các đối tác quốc tế. Do đó, việc triển khai tiêm kích Su-57 đến Syria có thể coi là canh bạc mạo hiểm với Moscow trong thời điểm hiện tại, chuyên gia Cooper nhận định.
Duy Sơn