Đại diện Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, cho biết Ủy ban đánh giá nguy cơ cảnh giác dược (PRCA), Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu đưa ra khuyến cáo thắt chặt việc sử dụng thuốc chứa codein trị ho và cảm lạnh ở trẻ. Cụ thể, chống chỉ định codein cho trẻ dưới 12 tuổi, không khuyến cáo sử dụng cho trẻ 12-18 tuổi có các vấn đề về hô hấp, các chế phẩm chứa codein dạng lỏng cần chứa trong lọ chứa chống trẻ em nhằm tránh tình tr🐠ạng uống nhầm.
Theo PRCA, codein vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành morphin. Phản ứng có hại của morphin xuất hiện ở mọi lứa tuổi, riêng với ꦺtrẻ dưới 12 tuổi con đường chuyển hóa codein thành morphin thay đổi và không dự báo được. Vì vậy nhóm tuổi này tiềm tàng những phản ứng có hại đặc biệt. Ngoài ra trẻ có vấn đề về 🤡hô hấp có thể nhạy cảm hơn với codein.
Bên cạnh đó, tình trạng ho và cảm lạnh thường tự khỏi nên bằng chứng về hiệu quả của codein với các trường hợp này rất hạ🌠n chế. Khuyến cá𒆙o trên cũng chống chỉ định cho phụ nữ cho con bú và bệnh nhân mang gene chuyển hóa thuốc nhanh.
Theo The Guardian, y văn thế giới ghi nhận có 4 trường hợp tử vong do ngộ độc codein ở lứa tuổi từ 17 tháng đến 6 t🐼uổi. Vì thế, Cơ quan Quản lý Dược châu Âu khuyến cáo các bậc cha mẹ nên dừng việc sử dụng codein cho trẻ ở bất kỳ lứa tuổi nào và cần đến bệnh việnಌ khi có biểu hiện thở chậm và ngắn, ngủ li bì, táo bón, biếng ăn...
Tại Việt Nam từ năm 2013 Bộ Y tế đã khuyến cáo chống chỉ định dùng thuốc này với trẻ dưới 18 tuổi vừa thực hiện thủ thuật cắt amidan, và/hoặc nạo VA; thận trọng khi sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi và phụ nữ 🌊cho con bú. Vì thế Hội tư vấn cấp số đăng ký thuốc đã thống nhất Cục Quản lý Dược sẽ yêu cầu các đơn vị đăng ký, sản xuất thuốc cập nhật thông tin cảnh báo mới vào nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng của các thuốc có liên quan.
Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, 𓃲Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thuốc ho chứa codein - chế phẩm của thuốc phiện có thể dùng cho người lớn nhưng không được dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. Những loại liều lượng cao còn cấm cả trẻ dưới 5 tuổi, trẻ sơ sinh thì cấm tuyệt đối. Trong bệnh viện, một số trường hợp có thể dùng nhưng phải có chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ.
Theo ông Dũng, codein có tác dụng giảm đau là chính, ngoài ra có tác dụng giảm ho do tác động trực tiếp lên trung tâm ho ở h♓ành não. Tuy vậy thuốc làm khô và quánh dịch tiết ở phế quản. Thuốc có thể gây nghiện nếu dùng kéo dài và một số trường hợp gây ức chế hô ♕hấp nếu dùng quá liều. Vì vậy không nên dùng thuốc để giảm ho ở trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.
Ngoài codein, cũng cần lưu ý thuốc ho chứa thành phần dextromethorphan cũng là thuốc giảm ho có tác dụng lên trung tâm ho ở hành não. Cần thận trọng, không nên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi và những trường hợp bệnh năng có ứ đọng nhiều ✱đờm dãi❀. Độc tính ở thuốc thấp nhưng nếu dùng liều cao có thể gây ức chế hô hấp do ức chế hệ thần kinh trung ương.
Phó giáo sư Dũng nhấn mạnh, thuốc ho thực chất để giảm ho, chữa triệu chứng, vấn đề là tìm ra nguyên nhân gây bệnh để chữa chứ không chữa triệu chứng. Trường hợp bệnh ho đơn thuần thì không cần dùng thuốc, quan trọng là chăm sóc hút mũi, xịt mũi làm giảm ho. Trong một số trường hợp cần thiết có thể sử dụng thêm thuốc ho đông y an toàn hoặc các thuốc h🥂o chế biến từ thảo dược như hoa hồng hấp đường, chanh hoặc quất hấp mật ong, lá hẹ… Có thể dùng một số thuốc tây y nhưng cần lựa chọn thích hợp đối với từng trường hợp cụ thꦛể.
Nam Phương