Các tỉnh được Bộ Y tế chi viện gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi🅰 và Bình Định. Các chuyên gia y tế sẽဣ đánh giá nguy cơ, tình hình dịch bệnh, khả năng đáp ứng của y tế địa phương, để có biện pháp phòng dịch kịp thời.
Điều kiện vệ sinh kém, nguồn nước bị ô nhiễm sau mưa lũ, sẽ bùng♔ phát tiêu chảy do vi khuẩn E.coli, tả, lỵ, viêm da, nấm,🌞 bệnh về đường hô hấp...
Một số bệnh có thể tự ൲khỏi nếu được chăm sóc, vệ sinh tốt. Bệnh về da, tránh gãi để hạn chế làm tổn thương lan rộng. Chuẩn bị dung dịch sát khuẩn như oxy già, thuốc tím, xanh methylen, clorhexidin, cloramin B... để rửa vết thương trước khi bôi thuốc hoặc sát trùng sau khi lội nước bẩn. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám, không tự ý điều trị tại nhà.
Để phòng bệnh, Bộ khuyến cáo người dân giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi 𒈔trường sau bão lũ. Ăn chín, uống sôi, không ăn thịt gia súc gia cầm ch♐ết hay rau đã bị ngập lụt. Không tắm gội, bơi lội hay chơi đùa trong nước lụt. Rửa sạch tay chân, đặc biệt là kẽ ngón tay chân sau khi lội vào nước lụt, tránh bị nấm da nấm móng, ghẻ lở, nhiễm trùng.
Khi nước lụt rút, cần rửa giếng, vét hết bùn cặn và làm trong nư🀅ớc bằng phèn chua hoặc khử trùng bằng hóa chất.
Để phòng muỗi sinh sôi, vệ sinh nhà cửa đồ đạc, phơi khô đồ dùng, phát quang bụi rậm quanh nhà tránh nước đọng🍃. Diệt bọ gậy,ꦬ loăng quăng và muỗi. Phun hóa chất diệt côn trùng, khử trùng môi trường ở những nơi nguy cơ cao.
Gần một tháng qua, 7 tỉnh miền Trung liên tục hứng chịu các đợt thi♍ên tai. Bão lũ, mưa lớn gây 🌌ngập lụt, sạt lở đất nhiều nơi, hàng trăm người chết và mất tích.