Cũng theo AP, một phiên họp bất thường của Đại hội đồng WTO sẽ được tổ chức vào 7/11 nhằm chính thức thông qua quy chế thành viên cho Việt Nam. 30 ngày sau khi Quốc hội thông qua văn kiện, Việt Nam sẽ trở thành thành v༒iên thứ 1𓄧50 của WTO.
Phái đoàn Việt Nam vui mừng trước thành công của phiên làm việc cuối cùng. Ảnh do Phái đoàn đàm phán VN tại Geneva cung cấp. |
Một bữa tiệc chiêu đãi dự kiến được tổ c⛎hức tại trụ sở WTO ở Geneva, Thuỵ Sĩ, vào lúc 18-19h ngày 26/10 (tức 23-24h Hà Nội), ngay khi phiên đàm phán đa phương thứ 14 kết thúc. Đây là một tín hiệu khả quan cho thấy Việt Nam sắp cầm trong tay chiếc vé bước vào sân chơi thương mại toàn cầu.
Trao đổi với VnExpress lúc 16h30, một cán bộ lãnh sự Việt Nam tại Geneva cho biết nhóm hậu cần đang chuẩn bị đồ cho buổi tiệc chiêu đãi. Theo vị c⛎án bộ này, đoàn công tác Chính phủ cùng các thành viên Ban Công tác đã bắt đầu phiên họp đa phương chính thức thứ 14 kể từ lúc 16h (tức 21h Hà Nội). Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển cũng đang có mặt tại Geneva trực tiếp chỉ đạo đàm phán. Theo kế hoạch, tại phiên làm việc cuối cùng này, Ban Công tác sẽ xem xét một số thủ tục pháp lý cũng như thông qua toàn bộ cam kết đa phương, song phương và nghị định thư trình lên Đại hội đồng WTO. Ba văn kiện quan trọng sẽ được xem xét ngay trong phiên này để xét quy chế thành viên cho của Việt Nam. Đó là các cam kết mở cửa đối với lĩnh vực hàng hóa, văn kiện về lĩnh vực dịch vụ và bản báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO, trong đó miêu tả tình hình luật pháp và thương mại cũng như các cam kết thực hiện của Việt Nam.
Trước khi bước vào phiên đa phương chính thức thứ 14, hôm 25/10, Việt Nam♌ và Ban Công tác đã tiến hành phiên họp trù bị. Một nguồn tin ngoại giao cho hay phiên không chính thức này đã diễn ra theo đúng dự kiến và về cơ bản, các đối tác thành viên đã thông qua nội dung của cả 3 văn kiện nói trên. Phiên họp ngày 26/10 chủ yếu để cân nhắc, điều chỉnh lại câu chữ cho phù hợp và bỏ phiếu thông qua.
Việt Nam chính thức nộp đơn gia nhập WTO vào tháng 1/1995. Một năm sau, tại WTO, Ban Công tác (WP) về Việt Nam gia nhập WTO được thành🌠 lập với sự tham gia của trên 20 thành viên, hiện tăng lên đến gần 40 thành viên. Từ đó đến năm 2001, đàm phán tập trung chủ yếu vào việc làm rõ chế độ, chính sách thương mại của Việ🅠t Nam. Đoàn đàm phán Việt Nam đã phải trả lời hơn 2.000 câu hỏi có liên quan đến chính sách thương mᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚại, kinh tế, đầu tư. Tháng 8/2001, Việt Nam chính thức đưa ra Bản chào ban đầu về hàng hóa và dịch vụ (Ininitial Offer), để bước vào giai đoạn đàm phán thực chất về mở cửa thị trường với🍃 các nước thành viên Ban Công tác. Với việc cùng Mỹ ký thỏa thuận chính thức kết thúc đàm ph🅷án song phương về gia nhập WTO của Việt Nam tại TP HCM ngày 31/5, Việt Nam đãജ hoàn tất đàm phán song phương với 28 đối tác có yếu cầu. Sau hơn một thập kỷ nộp đơn xin gia nhập, Việt Nam đã trải qua 13 phiên họp chính thức và 2 ꦺphiên trù bị với Ban Công tác. Phiên đàm phán đa phương chính thức thứ14 diễn💦 ra vào hôm nay với nhiều kỳ vọng sẽ khép lại 11 năm đàm phán không mệt mỏi, đưa Việt Nam vào sân chơi thương mại toàn cầu. |
Phan Anh - Song Linh