Chủ nhật, 24/11/2024
Thứ hai, 8/2/2021, 09:58 (GMT+7)

Cảnh đối lập ở Bến xe Miền Đông mới và cũ trong ngày Tết

TP HCMCận Tết, Bến xe Miền Đông mới thưa thớt khách, chỉ vài chuyến xe xuất bếnꦓ trái ngược với cảnh đông đúc người ở bến cũ.

Chiều 6/2 (tức 25 Tết), sảnh chính của Bến xe 𝓡Miền Đông (quận Bình Thạnh) đông đúc hành khách mua vé về quê.

Lãnh đạo Bến xe Miền Đông cho biết, từ ngày 2/2 (21 tháng Chạp), nhiều người dân về quê sớm nên lượng khách bắt đầu tăng cao so với ngày thường. Dùꦆ vậy lượng khách những ngày qua giảm hơn 15% so với cùng kỳ năm trước do Covid-19 xảy ra tại một số địa phương, k🥃hiến nhiều người đổi trả vé.

Tại các quầy, ngư🌞ời dân tập trung chờ lấy vé xuất bến. Phần lớn khách lấy vé đi các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Sát giờ các nhà xe xuất bến, dòng người xếp hàng chờ đo thân n🏅hiệt để kịp lên xe. Tại các cửa ra vào có nhân viên bến nhắc nhở hành khách đảm bảo phòng dịch.

Bên ꦉtrong khu vực xe xuất bến đông nghịt người chờ lên ôtô.

Hành khách dùng xe đẩy hành lý ra xe để về quê.

Những dãy để xe trong bãi đỗ của Bến xe Miền Đông đều kín xe xếp hàng chờ 🎉xuất bến.

Bến xe Miền Đông có từ trước năm 1975 với tên gọi ban đầu là Xa cảng Miền Đông, trụ sở đặt tại đường Lê Hồng Phong (quận 10). Năm 1981, chính quyền thành phố quyết định chuyển bế🐷n xe đến phường 26, quận Bình Thạnh. Bốn năm sau, bến xe được xây dựng tại khu vực bao quanh bởi quốc lộ 13, đường Nguyễn Xí và đường Đinh Bộ Lĩnh, với diện tích gần 68.000 m2 như ngày nay.

Chiều cùng ngày, đường Đinh Bộ Lĩnh và khu vực cầu Bình Triệu - trục đường chính dẫn vào Bến xe Miền Đông xảy ra ùn tắc. Hàng d🐟ài xe nhích⛎ từng chút một, nhiều xe buýt, taxi phải thả khách xuống sớm để đi bộ vào bến.

Trong khi đó, tại Bến xe Miền Đông mới (TP Thủ Đức), cách bến cũ khoảng 20 km vắng vẻ. Sảnh chính ở tầng trệꦗt chiều 6/2 không một bóng khách, chỉ lác đác vài nhân viên bảo vệ và bán vé.

Bến mới được xây dựng khang trang, hiện đại hoạt động từ tháng 10 năm ngoái, hiện có 22 tuyến xe hoạt động với cự ly từ 1.100 km, từ 🎃Quảng Trị trở ra Bắc. Theo kế hoạch, ba tháng đầu các tuyến xe này được đón khách ở b𓆉ến cũ, sau đó phải qua địa điểm mới hoạt động. Tuy nhiên hiện qua thời gian nhưng các xe vẫn đón khách tại bến cũ.

Khu vực bán vé với 4 quầy treo màn hình sáng đèn nhưng không có khách mua. Cả quầy chỉ có hai nhân viên ngồi chờ bán vé. "Cả ngày chỉ có vài chục ng🦄ười mua vé về quê thôi. Do người dân vẫn chưa quen địa điểm mới nên đa phần mua ở bến cũ", một nhân viên cho biết.

Các dãy ghế chờ cũng trống trơn, đối lập v💝ới bến xe cũ. Nhiều khách cho rằng, bến xe mới nằm xa trung tâm, khó đi nên họ vẫn đến 🎃địa điểm cũ.

Bãi đón khách và bãi đậu xe chờ tài có diện tích sàn hơn 30ꦯ.000 m2 chỉ lác đác vài chiếc xe. Các tài xế cho biết, hầu như các xe ghé vào đây chỉ để thông qua lệnh xuất bến chứ ít đón khách tại đây.

Toàn cảnh bến xe nhìn từ trên cao.

Bến xe Miền Đông mới khởi công tháng 4/2017 trên diện tích 16 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng, trong đó giai đoạn một khoảng 740 tỷ đồng. Đây là bến xe lớn nhất nước, có thể phục vụ hơn 7 t🍷riệu lượt khách mỗi năm. Phí🐼a trước bến xe là đoạn cuối tuyến Metro Số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Công trình gồm khu A là bến bãi, công trình công cộng (chiếm hơn 76% tổng diện tích); khu B trạm xe buýt (cao 2 tầng); khu C kho trung chuyển và giao dịch hàng hóa (cao 5 tầng)ౠ; khu D thương mại dịch vụ (cao 15 tầng). Riêng nhà ga được xây dựng với kết cᩚᩚᩚᩚᩚᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ𒀱ᩚᩚᩚấu gồm 2 tầng hầm và 4 tầng nổi.

Quỳnh Trần