Viêm cầu thận cấp tính là tình trạng viêm lan tỏa không nung mủ tất cả cầu thận của hai thận. Bệnh xuất hiện sau viêm họng hoặc sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu tan máu beta nhóm A, xảy ra sau 𝄹nhiễm liên cầu 10-15 ngày. Ngoài lꦰiên cầu khuẩn, viêm cầu thận cấp có thể do tụ cầu, phế cầu và virus gây ra, nhưng rất hiếm gặp.
Bác sĩ chuyên khoa II Tạ Phương Dung, Trưởng khoa Thận - Nội, Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, viêm cầu thận cấp thường diễn tiến một cách𝓰 thầm lặng, kín đáo. Người bệnh không biết mình bị bệnh, không có triệu chứng lâm sàng, chỉ có hồng cầu niệu vi thể và protein niệu phát hiện khi đến kiểm tra máu, n🧜ước tiểu tại cơ sở y tế.
Bệnh cũng có thể phát triển hết sức rầm rộ, với ♔một số triệuꦅ chứng chủ yếu như:
Phù
Phù rất thường gặp, là dấu hiệu lâm sàng đầu tiên mà người bệnh cảm nhận đư⛦ợc. Người bệnh có cảm giác nặng mặt, nề hai mí mắt, phù hai chân. Phù trước xương chày chạy quanh mắt cá, phù mềm, ấn lõm rõ. Thường phù nhiều về sáng, chiều giảm phù, gây nên cảm giác khỏi giả tạo, số lượng nước tiểu ít và sẫm màu, phù càng nhiều thì số lượng nước tiểu càng ít.
Phù thường g𓆏ặp trong 10 ngày đầu và giảm đi nhanh chóng khi người bệnh tiểu nhiều. Tiểu nhiều là sự mở đầu của sự hồi phục về lâm sàng: phù giảm, huyết áp giảm, người bệnh có cảm giác dễ chịu, nhẹ nhõm, ăn ngon.
Tiểu ra máu đại thể
Tiểu ra máu toàn bãi, nước tiểu có màu đꦚỏ, không đông, mỗi ngày đi tiểu ra máu toàn bãi 1-2 lần, không thường xuyên, xuất hiện trong tuần đầu, nhưng có thể xuất hiện trở lại trong 2-3 tuần. Số lần tiểu ra máu thưa dần, 3-4 ngày bị một lần rồi hết hẳn.
Tiểu ra máu trong viêm cầu thận cấp tính không ảnh hưởng đến tình trạng chung của cơ thể. Tiểu ra máu là một dấu hiệu quan trọng trong chẩn đoán viêmﷺ cầu thận cấp tính, nếu không có tiểu máu cần xem lại chẩn đoán.
Tăng huyết áp
Tăng huyết áp là triệu chứng lâm sàng thường gặp. Tăng huyết áp dao dộng ở trẻ em 140/90 mmHg, ở người lớn 160/90 mmHg. Một số trường hợp tăng huyết áp kịch phátꦗ và tương đối hằng định kéo dài trong nhiều ngày với huyết áp khoảng 180/100 mmHg, người bệnh có cảm giác đau đầu dữ dội, choáng ván♎g, co giật, hôn mê do phù não dẫn đến tử vong.
Suy tim
Suy tim thường kèm với tăng huyết áp kịch phát, do tăng khối lượng tuần hoàn đột ngột và cũng có thể do bệnh lý cơ tim trong viêm cầu thận cấp tính. Suy tim cấp tính với biểu hiệ🗹n khó thở, không nằm được và có thể dẫn đến phù ♎phổi: người bệnh khó thở dữ dội, toát mồ hôi, thở nhanh và nông, co rút hố trên ức, hố trên đòn, co rút khoang gian sườn; ho và khạc ra bọt màu hồng. Nếu không được cấp cứu kịp thời thì người bệnh sẽ tử vong.
Hiện nay tình trạng tăng huyết áp d♋ẫn đến co giật, hôn mê, suy tim cấp tính, phù phổi ngày một ít dần do điều kiện phục vụ y tế tốt hơn và người bệnh thường đến khám tại các cơ sở y tế và được phát hiện, điều trị kịp thời.
Tiểu ít (thiểu niệu, vô niệu)
Tình trạng thiểu niệu bao giờ cũng có, khối lượng nước tiểu dưới 500 ml/ngày, thường gặp trong tuần đầu của bệnh và kéo dài trong 3-4 ngày, không có tăng ure và creatinin máu hoặc là tăng không đáng kể. Tình trạng thiểu niệu có thể tái phát trở lại trong 2-3 tuần đầu. Một số trường hợp xuất hiện suy thận cấp tính, thiểu niệu, vô niệu kéo dài tăng ure, creatinin máu. Nếu suy thận cấp tái diễn nhiều đợt là một dấu hiệu xấu, nguy cơ có thể dẫn đến viêm cầ♏u thận tiến triển nhanh, viêm cầu thận mạn…
Một số triệu chứng khác:
- Sốt nhẹ 37,5-38,5 độ C.
- Đau tức vùng thận, có thể có cơn ♊đau quặn thận.
- Đau bụng, bụng chướng nhẹ, buồn nôn, đi lỏng, không ít trường hợp viêm c♐ầ🍨u thận cấp mở đầu bằng cơn đau bụng cấp tính.
- Biến đổi nước tiểu: Nước tiểu màu vàng, số lượng ít, có protein niệu ♔(đạm trong nước tiểu). Thời gian tồn tại của đạm có ý nghĩa tiên lượng của bệnh và là yếu tố quan trọng để đánh giá kết quả🔜 điều trị.
Theo bác sĩ Tạ Phương Dung, tuy lâm sàng biểu hiện trầm trọng nhưng đại bộ phận người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn, tỷ lệ hồi phục đạt 95%. Khi protein niệu kéo dài trên 6 tháng, bệnh không còn khả năng tự ൲phục hồi, viêm cầu thận cấp tính trở thành viêm cầu thận mạn tính với những hậu quả nguy hiểm.
Một số lưu ý để phòng ngừa bệnh:
- Vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt.
- Tránh tiếp xúc vớ♕i người bệnh hoặc người nghi ngờ mꦉắc bệnh viêm cầu thận.
- Khi có biểu hiện của nhiễm trùng ♑hô hấp, nhiễm trùng da hay các biểu hiện của viêm cầu thận nên tới các cơ sở y tế khám, đặc biệt cần nghỉ ngơi, cách ly theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
- Ngư♍ời viêm cầu thận cấp cần hạn chế ăn muối, khi có suy thận cần chế độ ăn giảm đạm, kali và nghỉ ngơi tuyệt đối kh🍃i có tăng huyết áp.
Lê Phương