Hiện trường vụ nổ tủ lạnh tại Đà Lạt 5 tháng trước. Ảnh: Q.D. |
Sự việc xảy ra ngàyꦫ 5/9 khiến nhiều người dân xung quanh tỏ ra hoang mang. Nguyên nhân gây nổ đang 𒁃được công an điều tra.
Theo lời những ngưඣời dân địa phương, vụ nổ phát ra tiếng động lớn đến độ cả xóm đều nghe thấy. "Khi mọi người có mặt, hai cánh của chiếc tủ lạnh hai ngăn đã văng ra xa, trong tủ vách ngăn giữa phần đông đá và phần làm mát bị thủng một lỗ. Gần đó, ông chủ nhà đang quằn quại, đau đớn", một người dân kể.
Người nhà cho hay chiếc tủ lạnh này được họ mua từ rất lâu, nhưng lâu nay vẫn hoạt động bình thường k♓hông thấy trục trặc gì.
Chứng kiến cảnh hoang tàn của căn nhà bếp mà chiếc tủ lạnh đã gây ra, nhiều người dân tại xã Tân Kiên tỏ ra rất lo lắng, bởi𓃲 kꦍhông ít gia đình đang dùng tủ lạnh và nhiều chiếc được sử dụng đã nhiều năm.
Anh Bình, nhà ở gần nơi xảy🦄 ra vụ nổ, hoang mang: "Tủ lạnh nhà tôi mua được 5 năm và 2 lần sửa chữa. Nếu công an không tìm được ꦑnguyên nhân vụ nổ, thà tôi không dùng tủ lạnh còn hơn", anh nói.
Cùng tâm trạng với anh Bình, chị Hoa, nhà ở xã Đa Phước, Bình Chánh, cho hay, sau khi biết được vụ nổ, chị đã cho khuân chiếc tủ 𝔉lạnh để hẳn vào nhà sau, nơi những người trong gia đình ít lui tới. "Không xảy ra chuyện thì thôi, giờ cứ bước đến mở cửa tủ lạnh hoặc nghe tiếng "rắc rắc xì xì" phát ra từ đó lại thấy sợ. Tôi thậm chí còn không cho các con đến gần", chị Hoa nói.
Trên thực tế, đây không phải là vụ nổ tủ lạnh đầu tiên. Nhớ lại vụ nổ tủ lạnh cách đây 5 t✨háng, anh Hiệu, tài xế lái xe tuyến Sài Gòn - Đà Lạt vẫn còn bàng hoàng. "Tôi còn nhớ rõ tiếng nổ phát ra như dội bom từ một căn nhà tại phố Bà Triệu, thành phố Đà🧸 Lạt. Khi tôi có mặt, chủ nhà bê bết máu, vách tường gạch của căn nhà đổ nát, cánh cửa sắt xiêu vẹo", anh Hiệu nói.
Nguyên nhân vụ nổ tủ lạnh tại Đà Lạ♐t được nghi ngờ do chạm mạch điện dౠẫn đến nổ bình gas phía sau tủ, tuy nhiên đó cũng chỉ là giả thuyết.
Không thể khẳng định chính xác nguyên nhân gây nổ do không khảo sát cụ thể, tuy nhiên, tiến sĩ Nguyễn Văn Tài, giảng viên khoa Điện - Điện tử, trường Đại học Bách Khoa TP HCM cho rằng, nếu có hiện tượng tự phát nổ, thì nơi bị sự cố thường là dàn làm lạnh (vốn chịu áp suất thấp) hoặc do nổ bình gas.
Theo ông Tài, trường hợp dàn lạnh phát nổ do tăng 🐓áp suất có thể xảy ra khi có tác động nhiệt từ phía bên ngoài. Tức phải có hiện tượng tăng nhiệt độ ở gần dàn lạnh. Khả năng này xảy ra khi chập điện hoặc 🧜lưng tủ lạnh được đặt quá gần nơi phát ra nhiệt độ cao.
Một🐻 trường hợp khác mà tiến sĩ Tài cũng nghĩ đến là khả năng nổ bình gas của tủ lạnh. "Nếu không được nạp gas R-134A (không gây cháy nổ) mà lại được nạp loại gas R-600A (giống gas nấu ăn) thì khả năng gây cháy rất dễ xảy ra", tiến sĩ Tài nói.
Cũng theo ông Tài, ngoài tủ lạnh, một thiết bị khác cũng có cơ chế hoạt động tương tự là máy lạnh. Cả hai thiết bị này còn có thể bị cháy nổ trong trường hợp chập điện và ống gas bị rò 𓃲rỉ. Tuy nhiên ông Tài ch🐼o rằng vụ nổ ở Tân Kiên có thể không do nguyên nhân này, bởi theo miêu tả chỉ nghe tiếng nổ mà không có cháy.
Một khả năng khác gây nổ tủ lạnh, theo phó giáo sư Hoàng Dương Hùng, phó h🌺iệu trưởng Đại học Bách khoa Đà Nẵng, chuyên gia về nhiệt - điện lạnh, đó là hiện tượng tắc đường ống dẫn gas sau giàn ngưng, khiến khí gas dồn lại bị nén, gây nổ. Cũng có thể do tủ lạnh đã dùng lâu, được sửa chữa hàn xì nhiều lần nên tạo ra cặn trong đường ống, gây tắc ống mao nối từ phía sau⛄ giàn ngưng đến giàn bay hơi.
Để tránh tình trạng này, tiến sĩ Hoàng Dương Hù🌼ng khuyến cáo người dân nếu đang sử dụng tủ lạnh cũ, không nên đụng chạm vào các thiết bị bên trong hay tự ý mang đi nạp gas mới, mà chỉ lau rửa tủ và mời thợ về vệ sinh giàn ngưng nếu có bụi bám nhiều. Tuân thủ nguyên tắc kê tủ lạnh ở nơi thoáng mát, tránh xa các nguồn nhiệt, thiết bị điện và ánh sáng chiếu trực tiếp, cách xa tường tối thiểu 15 cm. Đưa tủ lạnh đến cơ sở sửa chữa có uy tín khi có các hiện tượng sau: Đá không đông, hoặc đá đóng tràn lan ra ngoài khay đá, hoặc thấy tủ không có hơi lạnh nữa.
Người dân không nên mời các thợ "vườn" về nạp gas mới hoặc hàn xì các bộ phận hỏng hóc, vì quy trình không đúng có thể gây cặn trong đường ống, d🍰ẫn tới tắc ống, gây nổ.
Ngoài tủ lạnh và máy lạnh, các chuyên gia điện - điện tử còn lưu ý người tiêu dùng phải thực sự cẩn trọng đối với những loại đồ điện gia dụng ch♎uyên biến điện năng thành nhiệt năng như lò vi sóng, ấm 🐈điện, bình thủy điện, bàn ủi.
Với lò vi sóng, quan trọng nhất là vật liệu đưa vào lò phải đúng quy cách, không chứa kim loại, chì hoặc các chất dễ gây cháy, nổ. "Nắp xoong nồi thủy tinh được đính thép ở vành rất dễ gây chập điện và phát nổ. Chính vì thế, không nên cho bất cứ vật kim loại nào vào lò nướng", tiến sĩ Tài khuyến cáo. Khi thấy lò không đun nóng thức ăn, có tiếng kêu o o, nên đưa ra cửa hàng bảo hành ngay.
Ngoài ra, các kỹ sư điện tử còn cảnh báo, dây dẫn c🤡ủa thiết bị điện sử dụng vỏ bọc bằng nhựa kém chất lượng, hoặc dùng lâu ngày dễ dẫn đến nứt hoặc bị chảy gây chạm cháy. Chính vì thế, để tránh tai nạn xảy ra, người sử dụng phải thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện.
Thiên Chương - Trung Hào