Nhìn cậu bé 6 tuổi Nguyễn Hữ꧃u (Hải Phòng) đang nô đùa vui vẻ với các bạn, ít ai ngờ cháu đã trở thành “gương mặt thân quen” của buồng bệnh 403 khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp, Bệnh viện Nhi trung ương.
Theo gia đình, từ lúc 14 tháng, Hữu liên tục bị ốm. Đỉnh điểm là từ năm 2013 đến nay, bé đã 3 lần nhập viện vì viêm màng não mủ. Cha mẹ Hữu lo lắng khi được các bác sĩ giải thích b🦄é mắc hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh, một căn bệnh hiếm “nghìn người có một” (tỷ lệ mắc 1/1.200 trẻ sinh sống).
Cùng phòng với Hữu là bé Vũ, 6 tuổi (Hà Nội) cũng đang dùng thuốc hỗ trợ để điều trị suy giảm miễn dịch. Cách đây nửa năm, chị Bích, m🥂ẹ cháu, bất ngờ khi biết con mình mắc căn bệnh này. Kể từ khi phát hiện bệnh, tháng nào chị cũng đưa con đến bệnh viện để truyền chế phẩm miễn dịch và mua thuốc uống.
Chị Bích tâm sự: “Trước đây, người khác mắc bệnh gì là cháu lại bị lây bệnh đó, gia đình vất vả vô cùng. Từ ngày được dùng thuốc꧂ đều đặn, sức khỏe cháu ổn định hơn nhiều”.
Hữu và Vũ chỉ là 2 trường hợp mắc bệnh thể nhẹ, có tiên lượng tốt trong gần 80 bệnh nhi được chẩn đoán mắc suy giảm miễn dịch tại Bệnh viện Nhi trung ương. Theo phó giáo sư Lê Thị Minh Hương, Trưởng khoa Miễ🌊n dịch - Dị ứng - Khớp, suy giảm miễn dịch là bệnh khiếm khuyết về di truyền khiến cơ thể bệnh nhi không có khả năng chống lại tác nhân gây bệnh ཧnhư virus, vi khuẩn. Vì vậy, trẻ thường mắc các bệnh nhiễm trùng nặng, dai dẳng hoặc tái phát nhiều đợt. Tùy theo bản chất loại suy giảm miễn dịch, bệnh nhân sẽ mắc những bệnh nhiễm trùng khác nhau.
Suy giảm miễn dịch được chia thành 2 loại: dạng tiên phát bẩm sinh (do gene) và dạng thứ phát do mắc phải (nhiễm HIV, suy dinh dưỡng nặng, dùng thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị…). Hiệ🍰n trên thế giới có hàng chục nghìn bệnh nhân phải sống chung với căn bệnh này.
Chẩn đoán sớm quyết định tiên lượng bệnh
Tiến sĩ Lê Thị Minh Hương cho biết, để điều trị một số bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh hiện nay chỉ có 2 phương pháp hiệu quả nhất là ghép tủy và truyền chế phẩm miễn dịch. Tại nhiều nơi như Hà Lan, Hong Kong, Pháp…, trẻ được phát hiện bệnh trước 6 tháng tuổi và tiến hành ghép tủy thì cơ hội khỏi bệnh có thể đạt tới 95%. Trẻ bị bệnh ở thể nhẹ, nếu được truyền chế phẩm miễn dịch đều đặn, vẫn có thể học tập, vui chơi và có cuộc sống bình thường như các bạn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, do hiểuꦯ biết về căn bệnh🍬 này của các gia đình còn hạn chế, việc chẩn đoán sớm gặp rất nhiều khó khăn.
Công tác tại khoa Miễn dịch hơn 3 năm, bác sĩ Vân Anh đã chứng kiến nhiều trường hợp đau lòng về trẻ mắc bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Chị còn nhớ rõ trường hợp bé gái 11 tháng tuổi ở Hoài Đức, Hà Nội, nhập viện cách đây một tháng, được gia đình đưa đến khoa trong tình trạng nguy kịch do viêm phổi tái phát nhiều lần, tiêu chảy kéo dài. Các bác sĩ đã tích cực cấp cứu bằng nhiều biện pháp như thở máy, truyền dịch, truyền chế phẩ൲m tăng cường miễn dịch, nhưng bé không đáp ứng với bất kỳ biện pháp can thiệജp nào và tử vong.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo chẩn đoán bệnh sớm là yếu tố quan trọng nhất giúp việc điều trị hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh đạt hiệu quả cao. Hãy đưa trẻ đến khám tại cơ sở chuyên khoa ngay khi thấy bé có một trong những dấu hiệu của b𝕴ệnh lý suy giảm miễn dịch sau đây:
- Mắc từ 4 đợt v🔴iêm tai ಞtrở lên trong vòng một năm.
- Mắc𝄹 từ 2 đợt viêm xoang nặng trở lên trong vòng một năm.
- Mắc từ 2 đợt viêꦓm phổi trở lên trong vòng một năm.
- Sử dụng kháng sinh trong v🎃òng 2 tháng trở꧋ lên nhưng không hiệu quả.
- Trẻ chậm lớn, chậm tăng cân nhiều h🐼ơn bình thường.
- Áp xe da hoặc nội tạng tái diễn.
- Nấm miệng hoặc nấm da dai dẳng.
- Phải truyền kháng sinh điều trị các bệnh nhiễm trùꦉng.
- Mắc từ 2 đợt nhiễm khuẩn🦋 sâu hoặc nhiễm khu𒐪ẩn huyết trở lên.
- Gia đình có tiền sử suy giảm miễn dịch.
Theo các bác s♋ĩ, hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ tránh được những kết cục thương tâm, trả lại cho các bé và người thân cuộc sống yên bình.
Lê Mai
* Tên các bệnh nhi trong bài đã được thay đổi.