Hình ảnh ba cảnh sát giao thông (CSGT) Công an huyện Việt Yên (Bắc Giang) lăng mạ và hành hung tài xế sau 7 km truy đuổi để lại trong tôi nhiều trăn trở. Thứ nhất, phải khẳng định, là người dân chân chính, chắc chắn không ai ủng hộ, cổ vũ cho hành vi chống người thi hành công vụ như trong vụ việc này. Đó là những hành đ▨ộng sai trái và xứng đáng bị pháp luật trừng trị. Tuy nhiên, việc CSGT dùng lời lẽ lăng mạ và vũ lực để trấn áp đối tượng chống đối cũng khó cꦕó thể đồng cảm được.
Tôi tự hỏi các CSGT trên có lường trước được những ꦛhậu họa có thể xảy đến trong quá trình truy đuổi gắt gao tài xế? Nếu không may xảy ra va chạm ảnh hưởng đến tính mạng của bản thân chiến sĩ làm nhiệm vụ hay người dân tham gia giao thông trên đường thì ai sẽ chịu trách nhiệm? Tại sao không ghi hình, chụp ảnh đối tượng chống đối rồi phạt nguội sau đó? Để rồi sau quãng đường truy đuổi tới 7 km với tốc độ cao, đầy hiểm nguy, các CSGT lại không làm chủ được hành vi, dùng vũ lực với người vi phạm. Một chuỗi những hành động trên cuối cùng đổi lại được gì, có đáng không khi cả ba cảnh sát đều bị kỷ luật sau đó?
Theo thông tư 65/2012/TT-BCA của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của CSGT đường bộ, CSGT khi làm nhiệm vụ sẽ được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ gồm súng bắn đạওn cao su, súng bắn đạn sơn (các loại súng này không gây tử vong), hoặc gậy, côn điện và còng số 8. Khi đối tượng chống đối sử dụng vũ khí, CSGT có thể bắn chỉ thiên cảnh cáo. Trong trường hợp đối tượng manh động đến mức có thể đe dọa đến tính mạng của mình, CSGT mới được phép dùng công cụ hỗ trợ hoặc vũ lực để khống chế đối tượng. Nói chung, mục đích cuối cùng của việc dùng vũ lực chỉ là khống chế đối tượng chứ không phải để gây sát thương.
Như vậy, lực lượng CSGT làm nhiệm vụ chỉ được phép dùng công cụ hỗ trợ và vũ lực nếu nhận thấy đối tượng có hành vi sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp đe dọa đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác. Trong bất kỳ trường hợp nào, nếu đối tượng chỉ chửi bới, lăng mạ, khiêu khích mà không tấn công manh động, CSGT không được phép sử dụng dụng vũ lực. Trách nhiệm của CSGT là dùng lý lẽ thuyết phục để người đó nhận thức được vấn đề và chấmไ d♓ứt hành vi, không phải tự mình trừng trị đối tượng vi phạm. Trong mọi trường hợp, CSGT luôn phải đảm bảo không được nổi nóng, phải có thái độ nhã nhặn, nhẹ nhàng.
>> CSGT ra đường để răn đe, không phải trừng trị
Hành vi chống đối người thi hành công vụ cũng đã được quy định rất rõ tại Điều 257 Bộ luật Hình sự. Mức phạt dành cho hành vi này là cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Vớiꦿ hành vi "Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ" chưa đến mức truy cứu hình sự, mức phạt hành chính sẽ là 3-5 triệu đồng (theo Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP). Như vậy, lực lượng chức năng hoàn toàn không có lý do gì phải dùng vũ lực quá mức để xử lý các đối tượng chống đối. Hãy để cơ quan pháp luật xử lý theo đúng quy định.
Trong quá trình đào tạo, dù là trường trung cấp Cảnh sát (chiến sĩ) hay Đại học Cảnh sát (Sĩ quan) cũng đều có các tiết học võ thuật và phương pháp khống chế đối tượng bằng những vật dụng đơn giản như chính áo sơ mi hoặc áo thun. Chúng ta hoàn toàn không cần phải gây thương tích cho đối tượng để rồi gây những sự hệ lụy khó xử sau này. Thay vào đó, lực lượng chức năng có thừa khả năng để tự vệ và khống chế đối tượng theo đúng quy định của ngành. Tôi nghĩ rằng, lãnh đạo ngành phải nghiêm khắc hơn và thường xuyên đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho các lực lượng đi làm nhiệm vụ về vấn đề n꧟ày. Vũ khí và vũ lực không bao giờ là cách xử lý được ưu tiên, hãy dùng cái đầu lạnh để giải quyết tình huống.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần điều chỉnh lại luật, tăng nặng hình phạt để nghiêm trị thẳng tay những đối tượng chống người thi hành công vụ. Phải dùng mọi chế tài nặng nhất để triệt tiêu những kẻ này, giúp những người thi hành công vụ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Phạt tù dài hạn và tước giấy phép lái xe vĩnh viễn nên được xem xét để áp dụn⛄g xử lý các tài xế cố tình bỏ chạy, gây nguy hiểm cho lực lượng CSGT hay người dân đi đường. Có như vậy, chúng ta mới ngăn được những kẻ liều lĩnh ngồi sau tay lái gây hậu họa khôn lường.
Dùng nắm đấm để xử lý hành vi vi phạm pháp luật chẳng khác nào lấy cái sai này để trừng trị cái sai khác. Đó không phải thượng tôn pháp luật mà chỉ là vượt quyền, sai lầm nối tiếp sai lầm. Khi người làm công vụ để cảm xúc lần át lý trí, cái giá phải trả sẽ rất đắt. Đây sẽ là bài học lớn cho những người làm nhiệm vụ thực thi pháp luật. Tôi mong sẽ không còn thấy những cảnh CSGT rượt đuổi người vi phạm trên đường hay dùng vũ lực với những kẻ chống đối. Đừng để những hành động phản cảm nhất thười ấy che mờ đ♚i hình ảnh cao đẹp của người chiến sĩ trên mặt trận bảo đảm bình yên cho xã hội.
>> Ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.