Truyền thông Myanmar đưa tin thêm rằng người ꦆthiệt mạng là một thanh niên trẻ, bị bắn vào cổ và tử vong. Trước đó, một đám đông lớn đã tuần hành ôn hòa qua thành phố Mandalay và hô: "Chúng tôi không sợ hãi trước những lời đe dọa".
Sau "ngày đẫm máu nhất" phong trào biểu tình tại 🍨Myanmar hôm 3/3, với 38 người chết, các nhà hoạt động ở nước này tuyên bố họ vẫn sẽ tổ chức thêm nhiều cuộc biểu tình. "Chúng tôi biết có thể bị bắn chết bằng đạn thật, nhưng chẳng nghĩa lý gì nếu sống sót dưới chính quyền quân sự, nên chúng tôi chọn con đường nguy hiểm này để giải thoát", người biểu tình Maung Saungkha cho hay.
Tình trạng mất điện hôm nay xảy ra ở nhiều khu vực trên đất nước, nhưng chưa rõ nguyên nhân. Các quan chức Bộ Năng lượng Myanmar chưa bình luận về s🀅ự việc. Trong khi đó, cư dân thủ đô Naypyidaw, c♌ùng các thành phố Myitkyina, Yangon và Mawlamyine đều báo cáo rằng điện đã bị ngắt vào đầu giờ chiều.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm nay họp kín đ൩ể thảo luận tình hình Myanmar. Liên minh châu Âu (EU) cũng bày tỏ phản đối, khi cho rằng xả súng vào dân thường không mang vũ khí là hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, đồng thời cáo buộc quân đội Myanmar đẩy mạnh "đàn áp" truyền thông khi ng💮ày càng nhiều nhà báo bị bắt và buộc tội.
Myanmar rơi vào🌸 bất ổn kể từ khi quân đội bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi cùng các quan chức cấp cao hôm 1/2, với lý 𝓡do cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử hồi tháng 11/2020 của họ không được chính quyền dân sự giải quyết. Động thái này đã châm ngòi phong trào biểu tình quy mô lớn, lan rộng khắp cả nước, với hàng trăm nghìn người đổ xuống đường mỗi ngày đòi trả tự do cho bà Suu Kyi.
Theo giới chuyên gia, bất chấp sức ép từ làn sóng biểu tình, hay áp lực và các lệnh trừng phạt quốc tế, chính quyền quân sự chưa ch🍌ắc sẽ nhượng bộ và chấp nhận giải pháp hòa bình. Tuy nhiên, nếu không có cuộc đàm phán nào được sắp xếp, Myanmar có khả năng sẽ chìm trong c꧒uộc xung đột lâu dài và bạo lực.
Ánh Ngọc (Theo Reuters)