Guinea Xích đạo nằm trên bờ biển phía tây của Trung Phi với dân số chỉ✨ 1,4 triệu người. Nhưng quốc gia nhỏ bé giàu dầu mỏ này lại đang là trung tâm của cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới.
Guinea Xích đạo trở thành tâm điểm chú ý sau khi xuất hiện thông tin Trung Quốc có thể đặt căn cứ quân sự tại đây, động thái mà Mỹ 💫cho rằng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến những mục tiêu quân sự của họ trên Đại Tây Dương.
Wall Street Journal ngày 5/12 dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên cho biết các báo cáo tình báo mật gần đây cho thấy Trung Quốc dự định thiết lậ🤡p căn cứ quân sự lâu dài ở ở Bata, thành phố lớn nhất Guinea Xích đạo, nơi Trung Quốc trước đó đã xây dựng lại và mở rộng một cảng thương mại nướ🎀c sâu.
Các quan chức này từ chối nêu chi tiết về báo cáo mật, nhưng nói rằng nó cho thấy khả năng tàu chiến Trung Quốc có thể tiếp tế vũ khí, bổ sung hậu cần và bảo dưỡng ở vùng biển đối diện bờ đông nước Mỹ bên kia Đại Tây Dương, động thái khiến Lầu♏ Năm Góc và Nhà Trắng lo lắng.
"Chúng tôi đã bày tỏ rõ với các lãnh đạo Guinea Xích đạo rằng một số kế hoạch liên quan đến Trung Quốc và hoạt động của Trung Quốc đang gây lo ngại cho Mỹ", Thư ký báo chí Lầu Năm Góc John Kirby nói.
Trung Quốc không phản hồi trước bài viết của Wall Street Journal, nhưng Global Times, tờ báo thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, đã tìm cách xoa dịu vấn đề, nhấn mạnh trong mộ🍃t bài xã luận rằng "không có lý do gì Trung Quốc phải tăn𓃲g tốc triển khai quân sự ra Đại Tây Dương chỉ để tham gia vào một cuộc cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc".
Theo Global Times, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào châu Phi chỉ nhằm mục đích chống cướp biển và "nếu Trung Quốc thiết lập một cơ sở ൩tiếp tế hải quân cho mục đích này, nó꧟ sẽ khác xa những gì Mỹ tưởng tượng, sẽ mang lại lợi ích cho khu vực mà không gây hại gì".
Một nguồn tin thân cận với quân đội Trung Quốc cũng cho rằng Guinea Xích đạo quá xa Trung Quốc, không nằm dọc theo các tuyến đường hàng🌱 hải chính của Bắc Kinh, nên khả năng xây dựng căn cứ quân sự tại đây khó xảy ra.
Phó tổng thống Guinea Xích đạo Teodoro Nguema Obiang Mangue ca ngợi Trung Quốc là "hình mẫu của một quốc gia thân thiện và đối tác chiến lược", nhưng cho hay giữa hai nước hiện💙 không có thỏa thuận xây căn cứ quân sự nào như Mỹ lo ngại.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng diễn biến này vẫn cho thấy cuộc đấu giành ảnh 🅺hưởng giữa Trung Quốc và Mỹ tại Guinea Xích đạo đang tăng nhiệt đáng kể.
Khi công du châu Phi 🅠hồi tháng 10, phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jon Finer đã tới thăm Guinea Xích đạo, gặp Tổng thống và Phó tổng thống n𝔉ước này "để thảo luận về biện pháp tăng cường an ninh hàng hải và chấm dứt đại dịch Covid-19".
Cꦿùng tháng đó, Chủ tịch Trung Quốꦜc Tập Cận Bình điện đàm với Tổng thống Guinea Xích đạo Teodoro Obiang Nguema Mbasogo, cho biết Bắc Kinh sẽ "tăng cường hợp tác" với Malabo trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường.
Các công ty Mỹ trước đây đãℱ đầu tư vào ngành công nghiệp dầu mỏ của Guinea Xích đạo, nhưng Trung Quốc cũng đang từng bước tiếp cận nguồn tài nguyên này bằng Sáng kiến Vành đai và Con đường, kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng và thương mại do ông Tập khởi xướng.
Mohammed Soliman, học giả tại Viện Trung Đông ở Washington, cho hay giới chuyên gia ngày càng đồng thuận rằng Mỹ và Trung Quốc đang vướng vào một cuộc cạnh tranhﷺ quyền lực lớn và sẽ tạo ra những thách thức địa chính trị mới trên༺ khắp thế giới.
"Washington lo ngại rằng Bắc Kinh có thể giành được một căn cứ quân sự chiến lược l♚âu dài trên Đại Tây Dương, đe dọa thế trận quân sự của Mỹ ở Tây Phi", S𒈔oliman nói.
Theo Craܫig Singleton, chuyên gia về Trung Quốc tại Tổ chức Bảo vệ các nền Dân chủ có trụ sở ở Washington, một căn cứ quân sự ở Guinea Xích đạo có thể cho phép quân đội Trung Quốc mở rộng phạm vi hoạt động ở Đại Tây Dương, thậm chí tiếp cận bờ biển Mỹ. "Đây là năng lực mà Trung Quốc đang thiếu", Singleton nói.
Singleton cho hay để thực sự hoạt động trên toàn cầu, hải quân Trung Quốc cần thiết lập một mạng lưới căn cứ quânꦯ sự tại các vị trí quan trọng trên khắp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và châu Phi, giống như cách Mỹ đã làm sau Thế chiến II.
Những căn cứ này sẽ tiếp nhận các tàu quân sự Trung Quốc và phục vụ những hạm đội biển xanh nước này. "Nếu không có mạng lưới cơ sở như vậy, dấu ấn quân sự toàn cầu của Bắc Ki🍬nh sẽ chủ yếu chỉ giới 🉐hạn ở những khu vực xung quanh Trung Quốc", Singleton lưu ý.
Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên của họ ở Djibouti, một quốc gi🦩a khác thuộc châu Phi, vào năm 2017.🔜 Đây cũng là một "điểm nóng" gây bất an cho Mỹ.
Căn cứ hải quân Trung Quốc🥃 ở Djibouti nằm cách căn cứ Lemonnier của Mỹ khoảng 12 k꧃m. Theo nhiều báo cáo, Trung Quốc có 1.000-2.000 binh sĩ tại căn cứ trên, so với 3.400 quân nhân Mỹ tại Lemonnier.
Theo John Calabrese, giám đốc Dự án Trung Đông - châu Á tại Đại học Mỹ ở Washington, 🌌các cơ quan tình báo Mỹ và Lầu Năm Góc đánh giá rằng hải quân Trung Quốc đang đặt nền móng cho nhiều loại cơ sở quân sự khác nhau.
Trong khoảng 15 năm qua, Trung Quốc được cho là đa♔ng thực hiện chiến lược "chuỗi ngọc trai" để gây ảnh hưởng trên khắp các vùng biển ở Ấn Độ Dương.
Kể từ khi Trung Quốc khởi động Sáng kiến Vành đai vꦕà Con đường vào năm 2013, cộng đồng an ninh quốc gia Mỹ đã chú ý tới các dấu hiệu hoạt động tương tự của Bắc Kinh ở những nơi khác, như cảng Hambantota ở Sri Lanka.
Cùng với quá trình mở rộng hoạt động thương mại trên khắp châu Phi cũng như Ấn Độ Dương, các lợi ích của Trung Quốc ở đây sẽ tăng lên. "Trong bối cảnh cạnh tranh siêu cường Mỹ - Trung gia tăng, có vẻ như Bắc Kinh đang tăng cường thiết lập những cơ sở mới nhằm bảo vệ những lợi☂ ích đó", Calabrese đánh giá.
Vũ Hoàng (Theo SCMP)