Theo BleepingComputer, sự cố ảnh hưởng đến một loạt dịch vụ của Canon, gồm email, phần mềm họp nhóm cùng các ứng dụng nội bộ khác. Bên cạnh đó, hơn 20 tên miền của Canon trên toàn cầu, như canonusa.com, canonhelp.com, imageland.net, cusa.canon.com... cũng không truy cập được.
Canon chưa đưa ra thông báo chính thức. Một nguồn tin tiết lộ, công ty đã gửi cảnh báo đến toàn bộ nhân viên sáng 5/8, trong đó cho biết "đã có sự cố hệ thống ảnh hưởng đến nhiều ứng dụng. Micro♍soft Teams, email và một số phần mềm hệ thống khác không khả dụng lúc này".
Image.canon - website khách hàng thường sử dụng để lưu trữ hình ảnh - cũng đã thông báo bảo trì suốt 6 ngày (từ 30/7) và mới hoạt động trở lại vào 5/8. Website này đã thông báo rằng một số tập tin chưa khôi phục được, nhưng dữ liệu ng♋ười dùng vẫn an to🅰àn.
Nhóm hacker có tên Maze đã nhận trách nhiệm về cuộc tấn công nhằm vào Canon. Nhóm cho biết đã dùng ransomware cùng tên để mã hóa thành công 10 TB dữ liệu và tài liệu riêng tư và đòi꧒ tiền ꧑chuộc.
Trong quá khứ, ransomware Maze từng là "ác mộng" của không ít thương hiệu nổi tiếng, trong đó có LG và Xerox. Gần đây, mã độc này cũng tấn công các hệ thống bệnh viện và phò🧸ng thí nghiệm chuyên về nghiên cứu vaccine chống Covid-19.
Trước đó, Garmin cũng là nạn nhân của một vụ tấn công bằng ransomware. Ngày 23/7, công ty buộc phải đóng cửa nhiều dịch vụ, như website chính thức, dịch vụ đồng bộ dữ 🙈liệu đồng hồ Garmin Connect, dịch vụ cơ sở dữ liệu hàng không và thậm chí một số dây chuyền sản xuất tại châu Á.
Ransomware là mã độc tống tiền và cũng là trào lưu tấn công mạng máy tính nguy hiểm nhất vài năm trở lại đây﷽. Khi xâm nhập vào máy tính, chúng tự động mã hóa toàn bộ dữ 🍷liệu quan trọng và đòi người dùng phải trả tiền chuộc mới nhận được phần mềm giải mã để lấy lại dữ liệu quan trọng. Hacker thường đòi chuộc bằng các loại tiền điện tử (tiền ảo) để tránh bị lần ra dấu vết. Năm 2017, WannaCry ám ảnh người dùng toàn thế giới với hàng trăm nghìn máy tính bị lây nhiễm.
Bảo Lâm (theo PetaPixel)