Các mạng xã hội lớn như Twitter, Facebook và YouTube đang nỗ lực đối phó thông tin giả liên quan đến bầu cử Mỹ, bằng các biện pháp như hiển thị một cách nổi bật kết quả bầ💫u cử từ các꧃ nguồn đáng tin cậy, hoặc dán nhãn những bài đăng gây hoài nghi về tính toàn vẹn của cuộc bầu cử mà không có dẫn chứng.
Tuy nhiên, theo những nền tảng phân tích x꧒ã hội như NewsWhip và CrowdTangle, những cáo buộc về bất thường trong bỏ phiếu lại là nội dung✤ được chia sẻ nhiều nhất trên Facebook.
Ba bài đăng đứng đầu trên mạng xã hội này đều tới từ Tổng thống Donald Trump, gồm một bài cáo buộc "phiếu giả" ở bang Nevada, một bài tuyên bố bang Georgia sẽ là "một chiến thắng lớn", và bài còn lại cho rằng "một lượng rất lớn phiếu bầu" sẽ bị ảnh hưởng bởi "chứng n🗹hận൩ ngưỡng", cụm từ được Trump đưa ra nhưng chưa rõ nghĩa.
Những tin tức thu hút lượng theo dõi nhiều nhất trên Facebook cũng bị chi phối bởi các cáo buộc "gian lận" và "bất thường" từ phe cánh hữu, dữ li▨ệu của CrowdTangle cho thấy. Ba trong số 10 bài đứng đầu là các đường link mà Trump chia sẻ tới trang tin cánh hữu Breitbart, nói về việc Bộ trưởng Tư pháp William Barr yêu cầu điều tra "bất thường trong bầu cử", tin tức về các cuộc điều tra ở Michigan và Georgia. Một bài viết khác từ trang cánh hữu Newsmax, gọi tình hình bầu cử ở bang Pennsylvania là "sự phản bội hiến phá😼p".
Cũng nằm trong tốp 10 tin thu hút nhất Facebook là hai bài đăng của bình luận viên chính trị bảo thủ Dan Bongino, ủng hộ quan điểm rằng Trump thua cuộc do có gian lận bầu cử. Một bài viết 🐎trên Fox News dẫn lời nhóm chiến dịch tranh cử của Trump nói họ "sẽ không lùi bước" cũng nhận được lượng tương tác khủng.
Ben Rhodes, cựu cố vấn an ninh quốc gia dưới thời Barack Obama, đã chỉ trích Faꦐcebook vì không ngăn chặn được những thông tin này.
"Lúc này đây, Facebook đang lan truyền những thông tin sai lệch gây hủy hoại niềm tin vào nền dân chủ Mỹ để CEO tỷ phú của họ có thể kiếm thêm tiền từ các cú nhấp chuột và quảng cáo", ông Rhodes viết trên Twitter. "Ngày càng khó hiểཧu cách những người có lương tâm làm việc ở đó".
Việc thông tin từ phe cánh hữu thống trị Facebook không phải là mới, nhưng cho thấy rằng những nỗ lực của nền tảng này nhằm ngăn chặn thông tin sai lệch sau cuộc bầu cử đang bắt đầu mất꧅ tác🦩 dụng.
Các mạng xã hội khác vẫn tiếp tục cuộc chiến với thông tin giả. Twitter không còn cấm hoàn toàn những ꦕtweet của Trump, nhưng tiếp tục gắn nhãn cảnh báo người dùng "cáo buộc này꧟ về bầu cử gian lận đang gây tranh cãi hoặc có thể gây hiểu nhầm".
YouTube cũng xóa video 🐼từ các kênh như Mạng lưới Tin tức Một nước Mỹ có liên kết với Trump với tuyên bố "Trump đã chiến thắng" trong cuộc bầu cử.
Bất chấp truyền thông Mỹ đồng loạt xướng tên Biden là người chiến thắng trong cuộc bầu cử, trở thành tổng thống Mỹ thứ 46, Trump vẫn không chấp nhận kết quả này, cũng không nhận thua trước đối thủ. Chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Mỹ cùng nhiều đảng viên Cộng hòa đã thực hiện nhiều vụ kiện về cáo buộc "bất thường bầu cử" tại các bang chiến trường, trong đó có hai bang Michigan và Pe𝄹nnsylvania.
Bên cạnh việc khởi kiện, Trump cũng lên kế hoạch tổ chức các cuộc vận động quy m✨ô lớn để chống "gian lận bầu cử". Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định nỗ lực kiện cáo từ Tr🦂ump rất khó có thể thay đổi kết quả bầu cử.
Theo khảo sát của Reuters/Ipsos, 79% người Mỹ, trong đó hơn một nửa là cử tri Cộng hòa, công nhận Biden là người thắ🐼ng trong bầu cử tổng▨ thống.
Anh Ngọc (Theo Guardian)