Tuy không phải cao lương mỹ vị nhưng nếu đã một lần đến với Hội An, đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức cao lầu v🅷à hoành thánh 😼trứ danh ở đây.
Hoành thánh
Hoành thánh được chế biến với nhiều biến tấu khác nhau như hoành thánh chiên, hoành thánh súp, hoành thánh mì, song hoành thánh chiên dường như là món ăn ꦅyêu thích nhất của đa số thực khách khi💝 chọn làm món khai vị cùng với nem, chả.
Để làm hoành thánh, đầu bếp sẽ chọn loại bột mì thơm dẻo, trộn cùng với trứng gà sau đó đánh đều hỗn hợp cho nhuyễn trước khi cán bột thật mỏng. Tiếp đến, c𒐪ắt bột thành từng miếng nhỏ để làm vỏ bánh, cho nhân vào giữa và túm đều viền bánh cho khít lại. Nhân bánh được làm từ những con tôm tươi, giã nhỏ, nêm nếm gia vị rồi quết lại cho thật nhuyễn, sau đó đem hấp rồi chan thêm nước sốt khi chế biến hoành thánh nước và hoành thánh mì, hay rán giòn để làm hoành thánh chiên.
Nếu hoành thánh súp mang đến hương vị ngọt thanh, hoành thánh mì đem lại cảm giác mới lạ bởi một ít mì sợi hòa quyện cùng chút sa tế, vài tép mỡ rán vàng nằm ngay ngắn trong tô, thì hoành thánh chiên gây thích thú cho thực khಞách bởi v🌌ị giòn, béo ngậy của vỏ bánh cùng nước sốt đậm đà. Vị giòn rụm của vỏ bánh quyện cùng với sốt chua cay từ tôm, thịt xá xíu và rau củ giòn sần sật sẽ khiến bạn khó thể chối từ.
Cao lầu
Song hành cùng hoành thánh, cao lầu xứng đáng là món𓆉 ăn đem lại dư vị hoàn hảo cho thực khách khi đến thăm Hội An.
Một tô cao lầu đầy đặn ngay từ cái ꦺnhìn đầu tiên làm người ta thoáng nhầm lẫn với mì Quảng nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Theo chia sẻ của đầu bếp nhà hàng, tinh túy của món cao lầu đậm chất Quảng Nam chính ở sợi mì được chế biến công phu. Đầu tiên, gạo thơm được ngâm vào nước tro, mà phải là tro nấu củi lấy ở đảo Cù Lao Chàm, khi ng✅âm mới tạo ra được sợi mì có độ giòn, dẻo và khô; nước phải được lấy từ giếng cổ Bá Lễ mới có độ ngọt, không bị phèn và mát lạnh. Sau khi xay gạo thành bột, đầu bếp sẽ để ráo nước, nhồi cho mịn thành khối, cán bột thành miếng dày 3-4 mm rồi hấp, sau đó cắt thành từng cọng mì hơi vuông và dẹp. Sợi mì cao lầu giòn và dai với màu sắc giản dị, hơi nâu nâu của gạo, khác với màu vàng nghệ của sợi mì Quảng.
Nếu mì Quảng có bánh đa ăn kèm thì cao lầu được nhấn nhá thêm vị giòn rụm ấy bằng những cọng mì đã được xắt nhỏ thành sợi dài hay hình vuông, sau đó đem chiên phồng vừa xốp lại vừa giòn. Chính những miếng mì chiên ấy khiến món ăn thêm ngꩵon và lạ. Làm nên linh hồn cho cao lầu là nước nhưn (nước dùng) làm từ thịt heo tẩm ướp ngũ vị hương, gia vị với bí quyết đặc biệt tạo vị đậm đà, thơm ngọt nhưng vừa đủ lượng để món ăn đạt chuẩn.
Những sợi mì cao lầu được đặt gọn ghẽ dưới đáy tô cùng một ít giá trần vừa chín tới, xen lẫn chút rau Trà Quế, húng lủi, rau thơm. Vài lát thịt xá xíu thái mỏng, tôm, thịt gà, da heo chiên giòn đặt bên trên trước kh๊i rưới nước sốt lên, điểm thêm một ít cao lầu chiên, quả ớt xanh, lát chanh mỏng khiến cao lầu dường như hội tụ đủ sắc, vị và hương. Món ăn cũng được biến tấu với nhiều hương vị để thực khách lựa chọn như cao lầu heo, cao lầu gà, cao lầu thịt và hải sản. Bạn có thể yêu cầu thêm nước mắm, nước tương theo sở thích.
Trong không gian quán lung linh đèn lồng, còn gì thú vị hơn khi được cùng những người bạn đồng hành quây quần bên chiếc bàn, chiếc ghế bằng tre, trúc mộc mạc, giản dị và thưởng thức món cao lầu thơm ngon. Cảm giác sừn sựt của sợi mì lan tỏa trong vị ngọt của tôm, thịt, vị thanh má✱t của rau thơm hòa quyện cùng một chút chua, cay của mắm, ớt, điểm tô da heo, cao lầu chiên giòn b🥀éo bùi, thơm ngậy sẽ mang đến những trải nghiệm thăng hoa cho vị giác.
Đến Hội An, bạn có thể thưởng thức cao lầu, hoành thánh tại một số nhà hàng dọ♎c phố cổ hoặc gần chợ với giá từ 35.000 đồng.
Bài và ảnh: Quế Lan