Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, Trưởng khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, cho biết bệnh nhân nhập viện 10 ngày trước do đột ngột đau đầu dữ dội, sụp mi, giãn đồng tử bên trái. Hình ảnh chụp CT sọ não phát hiện tình t🥂rạ🔯ng xuất huyết dưới nhện, hai túi phình ở động mạch cảnh, đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Túi phình tꦑrên mạch máu hình thành do một phần thành mạch yếu, bị giãn tạo thành phồng lồi. Phình động mạch rất nguy hiểm do có thể bị vỡ mạch gây chảy máu não, gây đột quỵ do xuất huyết.
Các bác sĩ hội chẩn, khẩn trương can thiệp nội mạch bít tắc bằng các vòng xoắn kim loại (coils). Hiện bệnh nhâ♔n tỉnh táo, không yếu liệt, giảm sụp mi mắt trái.
Thꦡeo bác sĩ Tuấn, trước đây túi phình mạch máu não thường được điều trị bằng cách kẹp túi phình vi phẫu. Phương án này cần phải phẫu thuật mở sọ và thời gian hồi sức lâu hơn.
"Một trong những phương pháp hiện đại hiện nay là can thiệp nội mạch bít túi phình, đường rạch da chỉ 2 cm ở bẹn", bác sĩ Tuấn phân tích. Bác sĩ luồn một sợi dây đi trong lòng mạch máu đến túi phình và bỏ những vòng xoắn kim♒ loại để bít túi phình. Thời gian nằm viện và phục hồi tốt hơn phương pháp mổ hở hay vi phẫu thuật túi phình.
Xuất huyết dưới nhện do vỡ phình động mạch não là dạng đột quỵ rất nguy hiểm. Bệnh khởi phát đột ngột, đau đầu dữ dội, nhiều trường hợp nặng bệnh nhân có thể hôn mê. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong có thể lên đến hơn 90% hoặc để lại d🌱i chứng tàn phế rất nặng nề.
Đồ họa: Bookingcare. |
Mô phỏng bít túi phình bằng vòng xoắn kim loại (coils) và chẹn bằng stent. Đồ họa: Mayfield Clinic. |
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương triển khai can thiệp nội mạch túi phình mạch máu não 7 năm qua. Hơn 150 ca túi phình được điều trị bằng nhiều phương án như thả coils đơn thuần, stent chẹn cổ túi phình, stent chuyển dòng, bóng chẹn cổ túi phình.🔴.. Hầu 🌠hết bệnh nhân đều xuất viện ổn định, quay trở lại cuộc sống như lúc khỏe mạnh.