Khi nhìn thấy cảnh Hiromi ôm con nhỏ vẫy tay tạm ไbiệt chồng khi anh trở về nh﷽à mình, nhiều người tưởng họ đã ly hôn. Nhưng cặp vợ chồng khẳng định họ đang hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống mỗi người một nơi này.
Ngoài vai trò người mẹ, người vợ, Hiromi còn là một phụ nữ mạnh mẽ. Cô điều hành một phòng gym lớn và cũng là huấn luyện viên th🍸ể hình. Chồng của Hiromi, Hidekazu, là một nhà tư vấn kinh doanh. Hầu hết thời gian trong ngày anh làm việc trên máy tính, liên tục trả lời email và xử lý những vấn đề liên quan.
Công việc của Hiromi và Hidekazu hoàn toàn khác biệt nên họ cũng ít liên lạc trong cuộc sốnᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚg. Từ lúc gặp nhau, kết hôn cho đến khi s♒inh con trai, họ chưa hề chung sống một ngày. Hiromi và Hidekazu gọi cuộc sống này "hôn nhân hai ngả".
Họ chọn cách sống này bởi có liên quan đến kinh nghiệm trong quá khứ. Suốt cả tuổi thơ, Hiromi phải chứng kiến bầu không 🌸khí căng thẳng giữa cha mẹ. Điều này khiến cô tự hỏi, làm thế nào mà một cặp đôi không hạnh phúc lại có thể sống chung dưới một mái nhà. Trong khi Hidekazu từng có một đời vợ, anh cũng thường phải nghe càm ràm từ người phụ nữ này.
Hiromi và Hidekazu đều là người tham vọng, dành nhiều thời gian và sức lực cho công việc. Với nhữn🧸g cặp khác, ít ai có thể chấp nhận bạn đời coi trọng công việc hơn gia đình nên dễ dẫn tới xung đột, thậm chí ly hôn. Bởi vậy từ khi quen biết cho tới yêu đương, cả hai thống nhất duy trì lối sống và nhịp điệu của riêng mình. Họ vẫn yêu nhau, nhưng sống tách biệt để đảm bảo tính cá nhân và những khoảnh khắc riêng tư. Cách sống "nhà ai người đó ở" theo họ cũng hạn chế việc ly hôn do mâu thuẫn.
Hiện Hiromi và Hidekazu sống ở hai khu dân cư riêng biệt, cách nhau khoảng một giờ lái xe nên mỗi tuần chỉ gặp nhau hai lần. Vì đứa trẻ sống với mẹ nên Hidekazu được coi là người đàn ông trung niên độc thân.ꦍ Điều đáng ngạc nhiên là nhà cửa được anh giữ gìn ngăn nắp, quần áo giày dép cũng được cất giữ gọn gàng. Trong bếp không c♉ó mùi khói thuốc, lại có đủ các loại dụng cụ nấu nướng chứng minh người đàn ông này thường xuyên vào bếp. Tuy nhiên, phần lớn thời gian ở nhà của Hidekazu chỉ giới hạn giữa làm việc và nghỉ ngơi.
Hiromi cũng là một người nghiện công việc, cuộc sống luôn bận rộn. Cô thường thức dậy từ 4h. Sau khi thiền định𓆏 và tắm rửa, Hiromi sẽ bật máy tính và bắt đầu sắp xếp kế hoạch cho ngày mới.
Viết blog chia sẻ cuộc sống thường ngày là một phần việc quan trọng của người phụ nữ này. Khi gần đến giờ đưa con đến trường, Hiromi lập tức biến thành "bà mẹ siêu nhân" giống như nhiều phụ nữ Nhật Bản khác. Cô ủi quần áo, nấu bữa sáng, chuẩn bị hộp cơm trưa, dọn dẹp nhà cửa. Xong xuôi, cô chở con đến trường rồi nhanh chóng trở lại với công việc. Lúc này mới là thời điểm người chồng Hidekazu thức giấc. Có thể thấy họ có nhịp sống hoàn toàn khác nhau, vậy nên sống khác♛ nhà cũng là lựa chọn tối ưu.
"Sống ༒chung không phải là y🐻êu cầu bắt buộc. Vợ chồng tôi đều hài lòng với cuộc sống hiện tại. Chúng tôi lựa chọn kết hôn như vậy để vừa có cảm giác an toàn vì có người làm chỗ dựa tinh thần trong khi vẫn có thể duy trì lối sống cá nhân". Hiromi cho hay, hầu như họ không có xung đột suốt thời gian làm vợ chồng.
Câu chuyện về cuộc💦 hôn nhân 5 năm này khiến người dùng mạng Nhật Bản dậy sóng. Những ông chồng quen được vợ phục vụ ra sức phản đối. "Tôi thực sự thấy tiếc cho Hidekazu vì anh ấy không có vợ để giặt giũ, nấu ăn và làm việc nhà", một người nói. Thậm chí có người còn tỏ ra tức giận với lập luận "hôn nhân có ý nghĩa gì nếu người vợ không làm việc nhà?".
Ngược lại, các bà nội trợ rất ủng hộ. "Thật đáng ghen tị. Tôi thực sự muốn có được cuộc hôn nhân kiểu này", một người nêu quan điểm. Theo mong muốn của họ, ngay cả khi nuôi con một mình giống như Hiromi, phụ nữ vẫn có thể tự mìn🥀h tiêu tiền, thích gì làm nấy mà không phải để ý tới thái độ của bạn đời.
Hiromi và Hidekazu cho biết họ không quan tâm mọi n🅺gười nói gì về mình trên mạng xã hội. Họ luôn khẳng định kết hôn vì tình yêu. Hiromi thích sự đồng cảm và thấu hiểu của chồng, trong khi Hidekazu lại bị cuốn hút bởi sự tự tin và tận tâm🦹 trong mọi việc của vợ. Theo cả hai, lối sống "hôn nhân hai ngả" nên được xem là một nhu cầu bình thường của con người về không gian cá nhân.
"Chúng tôi tin rằng tình yêu và sự tôn trọng đối phương😼 quan trọng hơn việc chung sống". Hiromi khẳng định: "Tất cả chúng ta đều có quyền lựa chọn lối sống cho riêng mình".
Vy Trang (Theo 163.com)