Brazil không phải là quê hương của bóng đá, nhưng đội tuyển nước này lại giàu thành tích nhất lịch sử World Cup, với năm lần đăng quang. Bóng đá của người Brazil cũng khác biệt với bóng đá của phần còn lại trên thế giới. Họ quan niệm bóng đá phải song hành với mỹ cảm, phải là ng🌠hệ thuật, là sự ngẫu hứng và thăng hoa trên sân cỏ. Vậy tại sao họ lại khác biệt đến vậy?
Đấy là câu hỏi mà cây bút Simon Kuper mang theo trong hành trình đến Brazil, và lập tức ông nhận được lời khuyên từ giáo sư Muniz Sore: "Muốn hiểu bóng đá Brazil, thì anh phải biết văn hóa Capoeira là cái gì?". Capoeira, theo nghĩa thông thường, là🌠 môn võ kết hợp với những điệu nhảy. Nhưng đấy chỉ là bề nổi tảng của băng chìm, vì ẩn đằng sau môn võ này là cả một phần lịch sử quan trọng của đất nước Brazil ngày nay.
Capoeira có nguồn gốc từ Angola và được mang đến Brazil từ thế kỷ 16, khi Bồ Đào Nha thiếu hụt nhân lực và phải mang theo lượng lớn n♔ô lệ từ Angola. Đây cũng là thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử Brazil, khi họ trở thành nước nhập khẩu nô lệ lớn nhất thế giới (khoảng 3,5 triệu người, nhiều gấp sáu lần Mỹ).
Những thế hệ khán giả từng thưởng thức hai bộ phim kinh điển của truyền hình Brazil - "Nô tì Isaura" và "Cô chủ nhỏ", hẳn đều thấy chế độ nô lệ ở Brazil thời đó dã man nhường nào. Trong🥂 hoàn cảnh ấy, khao khát cuộc sống tự do khiến những nô lệ 🐈ở Brazil thời ấy tìm đến Capoeira, môn võ giúp họ tự vệ trước những đòn roi man rợ.
Sử sách ghi lại rằng để đánh lừa các ông chủ, 🐭những nô lệ thường nhảy múa vào buổi tối, khi tập luyện Capoeira. Nhìn qua, rất khó để nhận ra đấy là một môn võ, nhưng ẩn đằng sau những vũ điệu hoa mỹ kia là những đòn thế hiểm hóc. Chính từ đây, những cuộc nổi dậy lan tỏa đến các đồn điền và cuối cùng vào năm 1888, bước ngoặt lịch sử sang trang k꧋hi chế độ nô lệ bị hủy bỏ ở Brazil.
Từ các đồn điền cao su, cà phê,🍰 nô lệ tràn vào các thành phố lớn ở miền Nam như Rio, Sao Paulo mang theo văn hóa Capoeira. Cùng vào thời điểm này, Charles Miller mang theo hai quả bóng da từ Anh đến cảng Santos vào năm 1894 để chính thức khai sáng cho cái gọi là "Bóng Đá" ở Brazil. Nhưng bóng đá ở vùng đất này sẽ mãi không thể có chất "Brazil" huyền thoại, nếu không thể xóa bỏ sự khác biệt về màu da.
Nếu bạn là người da màu thì đừng nói đến việc chơi bóng làm gì, vì ngay cả chuyện xem thôi cũng đã bị cấm hoàn toàn ở các sân bóng khi ấy. Trong cuốn sách nổi tiếng "Futebol - The Brazillian Way of Life" 🔯(Bóng đá - Một cách sống Brazil), Allex Bellos lồng vào tấm ảnh kinh điển khi những cậu bé da màu phải trèo lên mái nhà gần sân vận động để xem một trận đấu của Fluminense.
Nhưng trái với sự phức tạp của cricket, nh♍ững người nô lệ xưa kia hứng thú với quả bóng tròn,🐻 nhờ luật chơi đơn giản. Chỉ cần quả bóng bằng vải quấn lại, một trận đấu có thể diễn ra. Đến năm 1904, CLB Bagu Athletic đập bỏ rào cản này về màu da, khi tuyển mộ những tài năng có gốc gác nô lệ. Và từ đó, bóng đá trở nên nhân văn hơn, khi sân bóng chính là nơi duy nhất để những thân phận bất hạnh kia vươn lên trong xã hội.
"Những cầu thủ Brazil luôn chơi bóng chẳng khác những vũ công là mấy, nguyên nhân nằm ở việc họ mang trong mình dòng máu châu Phi hoặc bị ảnh hưởng bởi văn hóa châu Phi". Nhà nghiên cứu Gilberto Freyer viết như vậy trên New World in the Tropic (Tân Thế giới ở vùng Nhiệt đới) năm 1959.
Vậy "văn hóa châu Phi" mà Freyer nhắc tới🦂 là gì??? Đó chính là Capoeira. Khi ấy, dù chế độ nô lệ đã bị xóa bỏ hoàn toàn, sự phân biệt giai cấp trong xã hội Brazil còn rất sâu sắc, và trên sân bóng cũng vậy. Một cầu thủ da màu luôn phải tìm cách ít ✅va phạm và làm tổn thương các cầu thủ da trắng, vì nếu ngược lại hậu quả thường rất ghê gớm.
Chính vì vậy, cầu thủ gốc nô lệ phải tự rèn luyện tuyệt kỹ của riêng họ, dựa trên tinh thần của Capoeira là những động tác giả, khả năng xử lý cơ thể điêu luyện để đánh lừa đối thủ. Từ đấy, Brazil bắt đầu xuất hiện những Capoeirista trên sân bóng như Domingos Da🥂 Guia hay đặc biệt là Leonidas Da Silva trong thập niên 1930, cha đẻ của tuyệt kỹ "Xe đạp chổng ngược". Leonidas có biệt danh là "viên ngọc đen", và chính là hậu duệ củꦫa những người nô lệ năm xưa.
Ở Brazil, những người da màu như Leonidas được gọi là những "Malandro", một hình tượng trong truyền thuyết của Brazil về mẫu người phóng túng, c👍ó đủ mánh khóe, thủ đoạn để sống qua ngày trong các khu ổ chuột. Trên sân bóng, các Malandro không quan tâm nhiều đến chiến thuật, mà tập trung vào khía cạnh thăng hoa của bản thân, xem bóng đá là sàn diễn của mỗi người.
Malandro nổi tiếng nhất trong mắt người Brazil là Garrincha, cố danh thủ từng được ♍mệnh danh là "ông vua lừa bóng xứ Samba". Văn hóa ấy giúp người Brazil tôi 🎃luyện những kỹ năng tuyệt nhất của bóng đá, như chiêu Flip Flap của Rivelino, cú giật gót như có mắt sau lưng của Socrates, hay chiêu "lườm rau gắp thịt" của Ronaldinho. Tất cả đều khéo léo và hoa mỹ tuyệt đỉnh.
Cũng chính văn hóa Capoeira ấy giúp người Brazil nuôi dưỡng đam mê với võ thuật. Họ "chế biến" lại môn Jiu Jitsu của Nhật Bản thành BJJ sau này. Brazil cũng là cường quốc về MMA, nơi sản sinh ra Anderson Silva, Lyoto Machida, Jose Aldo lừng danh ở sàn UFC. Ngược lại, quyền Anh (boxing) gần🌺 như không phát triển ở Brazil, vì có nguồn gốc chỉ dành cho tầng lớp quý tộc.
Khi đến Brazil vào năm đầu những năm 2000, Simon Kuper bảo rằng các Malandro đang biến mất dần, khi những sân bóng trên hè phố phải nhường lại quỹ đất cho những cao ốc. Muốn chơi bóng, cầu thủ phải tìm đến các CLB, và đương🍒 nhiên, cái chất bụi bặm, độc đáo cũng vì thế ��mà dần mai một đi.
Các sân bóng Brazil bây giờ hiện đại hơn nhiều, nhưng ở đấy họ thiếu vắng hoàn toàn những Garrincha hay Rivelino. Ngược lại, mẫu cầu thủ - cậu học trò ngoan ngoãn như Willian, Kaka thì nhiều vô kể. Thế nên, người Brazil luôn cảm thấy tổn thương khi "Selecao" - biệt danh của đội tuyển quốc gia - h📖uyền thoại bây giờ chẳng hơn gì những đội bóng tầm thường ngoài kia.
Đó cũng là lý do khiến nhiều ngư🌞ời Brazil kỳ vọng vào Neymar, vì ngoài tài năng, anh gần như là Malandro cuối cùng của họ!
Anh Tuấn