"Đạo luật tạo ra môi trường không ổn định và không chắc chắn. Tác động hiện tại là niềm tin kinh doanh bởi các công ty sẽ lo lắng về những hành động mà chính phủ Mỹ có thể thực hiện trong tương lai s🌜au khi họ xem xét luật này", Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam nói trong cuộc họp báo tại tòa nhà chính quyền hôm nay.
Bà Lam cho rằng luật này "hoàn ꦚtoàn không cần thiết", đồng thời cảnh báo Hong Kong sẽ làm theo Bắc Kinh về việc thực hiện các biện pháp trả đũa Mỹ, song không nói rõ biện phápꦿ là gì.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 27/11 ký thông qua đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong được quốc hội trình lên. Theo đạo luật này, Ngoại trưởng Mỹ hàng năm có trách nhiệm chứng nhận Hong Kong duy trì quyền tự quyết để đặc khu có thể hưởng ưu đãi thương mại từ Mỹ,🃏 duy trì vai trò trung tâm tài chính của thế giới.
Hong Kong vốn được hưởng trạng thái đặc biệt, giúp đặc khu mua các công nghệ nhạy cảm, đồng thời đảm bảo trao đổi tự do giữa đồng đôla Mỹ và đôla Hong Kong cũng như cho phép thành phố đàm phán các thỏa thuận thương mại và đầu tư độc lập với Bắc Kinh. Trạng thái đặc biệt còn🔯 giúp cư dân Hong Kong tránh các hạn chế về thị thực áp dụng cho công dân Trung Quốc đại lục.
Tổng thống Mỹ cũng ký thô🥃ng qua luật cấm bán hơi cay, đạn cao su và các thiết bị khác được lực lượng cảnh sát Hong Kong sử dụng để đối phó người biểu tình.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước đó ra tuyên bố gọi việc ꧑Trump thông qua đạo luật là hành động "ghê tởm, chứa ý đồ nham hiểm", đồng thời cảnh báo sẽ có biện pháp trả đũa quyết liệt và phía Mỹ phải chịu mọi hậu quả. Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng từ chối bình luận về biện pháp đáp trả của Bắc Kinh.
Trung Quốc hôm 2/12 thông báo quyết định đình chỉ xem xét đơn xin tàu chiến Mỹ đến Hong Kong để nghỉ ngơi phục hồi như hiện💜 nay, đồng thời sẽ áp lệnh trừng phạt với các tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Mỹ đã hành động "tồi tệ" đối với tình trạng bất ổn g🅺ần đây tại Hong Kong.
Mỹ thông qua đạo luật về Hong Kong trong bối cảnh đặc khu này chứng kiến các cuộc biểu tình từ đầu tháng 6 để phản đối♌ dự luật dẫn độ cho phép đưa nghi phạm đến các khu vực tài phán mà đặc khu chưa ký hiệp ước dẫn độ, bao gồm cả Trung Quốc đại lục. Sau khi dự luật được rút hồi tháng 9, người biểu tình vẫn xuống đường đưa ra các yêu cầu khác, trong đó có điều tra cảnh sát dùng vũ lực với người biểu tình, bầu cử dân chủ và Carrie Lam từ chức.
Bà Lam hôm nay cho biết chính quyền thành phố sẽ tung gói kích thích kinh tế thứ tư trong ngắn hạn nhằm đối phó suy thoái do biểu🐭 tình. Tuy nhiên, bà không cho biết chಌi tiết biện pháp kích thích kinh tế mới là gì.
Huyền Lê (Theo Reuters, RT)