Bác sĩ Lê Văn Duy, Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết khối u của bệnh nhân nằm ở thùy gan trái, vị trí khó,൩ sâu trong ổ bụng, sát với các mạch máu lớn nhất của ổ bụng. Phẫu thuật cắt u ở vị trí này đòi hỏi phẫu thuật viên có nhiều kinh nghiệm và sự hỗ trợ của trang thiết bị chuyên sâu. Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường, thừa cân nên nếu mổ mở, đường mổ sẽ rất rộng tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Sau khi hội chẩn🔯, các bác sĩ quyết định thực hiện kỹ thuật cắt gan nội soi cho bệnh nhân.
Tiến sĩ Trần Mạnh Hùng, Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp, cùng ê kip đã phẫu thuật cắt thùy gan trái, bóc tách trọn k🅺hối u gan kích thước 41x43 mm, bệnh nhân không phải truyền máu trong và sau phẫu thuật.
Sức khỏe của bệnh nhân hồi phục sau một tuần mổ.
Bác sĩ Hùng cho biết phẫu thuật nội soi cắt gan là kỹ thuật khó song rất có lợi cho người bệnh. Các vết mổ trên thành bụng nhỏ nên ít đau sau mổ, t𝓰hời gian hồi phục sớm. Tuy nhiên, để đ🐟iều trị hiệu quả, người bệnh cần được phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm bằng cách tầm soát ung thư gan. Nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao là người bị xơ gan, viêm gan siêu vi B, C, người uống nhiều rượu bia...
Đây là lần đầu tiên các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đã thực hiện thành công kỹ thuật nội soi cắt gan cho bệnh nhân. So với các phẫu thuật nội soi tiêu hóa khác, kỹ thuật cắt gan nội soi pℱhát triển chậm hơn, chỉ thực hiện được ở một số trung tâm lớn đòi hỏi trang thiết bị và phẫu thuật viên có trình độ cao.