Hàng nghìn người đổ ra đường ăn mừng sau khi nghị viện Catalonia thông qua nghị quyết tuyên bố độc lập vào ngày 27/11. Nguồn: Express.
"Lý do Catalonia muốn tách khỏi Tây Ban Nha cũng giống như lý do người Anh chúng tôi bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu, và đó cũng lý giải tại sao người Mỹ bầu Tổng thống Trump", chuyên gia kinh tế Anh Jonathan Davis trả lời Sputnik.
Chuy𝐆ên gia này cảnh báo Catalonia sẽ mở đường cho phong trào ly khai ở nhiều quốc gia trong Liên minh châu Âu (EU).
"Hy vọng Catal💃onia sẽ đặt nền móng cho điều sắp xảy ra ở khắp nơi trong các nước thành viên khối EU và (điều này sẽ khiến) các chính phủ buộc phải thay đổi", 🏅ông Davis nói.
Ngày 27/10, Catalonia tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha và trở thành một nước cộng hòa. Nghị v🌟iện khu vực đã thông qua nghị quyết tuyên bố độc lập với 70 phiếu thuận, 10 phiếu chống và 2 phiếu trắng. Ngay sau đó, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy tuyên bố áp dụng Điều 155 của Hiến pháp, áp đặt quyề🍰n kiểm soát trực tiếp lên vùng tự trị và cách chức các thành viên chính quyền Catalonia.
"Thủ tướng Rajoy can thiệp vì không thể chấp nhận việc đất nước Tây Ban Nha tan🤪 vỡ trong nhiệm kỳ của mình", chuyên gia Davis nhận xét.
Chính quyền Tây Ban Nha không công nhận tuyên 🦄bố độc lập của Catalonia và cho biết sẽ tổ chức bầu cử chính quyền mới của khu vực vào ngày 21/12 tới, trong khi đợi đến ngày bầu cử, chính quyền trung ương sẽ tiếp quản Catalonia.
"Họ đã tuyên bố độc lập, giống như Brexit, chúng tôi tuyên bố sẽ rời khỏi EU nhưng đến giờ chúng tôi vẫn chưa làm việc đó. Hãy đợi xe൲m liệu Catalonia có thực sự rời khỏi Tây Ban Nha hay không", chuyên gia kinh tế người Anh nói.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker thừa nhận việc Catalonia🐻 tuyên bố độc lập đã tạo thêm "nhiều vết rạn nứt" trong khối EU.
"Tôi không muốn xảy ra tình huống mà tron💝g tương lai ꩲEU là một khối có tới 95 quốc gia thành viên khác nhau", ông Juncker phát biểu. "Chúng ta cần phải tránh chia rẽ bởi vì đã có quá đủ chia rẽ và rạn nứt rồi". Hiện nay, EU có 🥃28 thành viên.
Tuyên bố độc lập của Catalonia đã vấp phải chỉ trích của nước phương Tây. Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố sẽ không thừa nhận chủ quyền của Catalonia do tuy❀ên bố ly khai của họ dựa trên một cuộc trưng cầu dân ý bất hợp pháp. Các nước lớn như Đức, Pháp, Italy, Mỹ và đại diện EU cũng đồng loạt phủ nhận tuyên bố độc lập củ🐼a Catalonia.
"Cuộc khủng hoảng ở Catalonia đã quá sâu và sẽ là♏ quá nguy hiểm cho EU nếu can dự vào vì rõ rànꦚg lúc này đây là vấn đề quá nhạy cảm", ông Jérémy Dodeigne, giáo sư chính trị đại học Namur, Bỉ nhận định.
Tờ Globe and Mail bình luận về những diễn biến tại Catalonia rằng "cuộc đảo chính nhằm vào nền dân cꦚhủ Tây Ban Nha chính là một cuộc đảo chính đối với châu Âu".
An Hồng