Cầu bộ hành trước bệnh viện khánh thành sáng 5/6, bắc ngang qua đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, nối khu vực điều trị nội trú và♔ khu điều trị kỹ thuật cao, Xạ trị Gia tốc, thuộc viện.
Đây là cây cầu đi bộ đầu tiên có thang máy ở TP HCM, khởi công tháng 12 năm ngoái. Cầu bằng thép, dài 33 m, rộng 3,5 m, độ tĩnh không tối thiểu 4,75 m, có má🌄i che. 𓂃Thang máy được bố trí ở hai đầu cầu.
Bác sĩ Diệp Bảo Tuấn, Phó giám đốc bệnh viện, cho biết viện rất đông bệnh nhân, mặt bằng chật hẹp. Khu Xạ trị gia tốc ở số 6 Nguyễn Huy Lượng nằm đ🏅ối diện khu điều trị nội trú ở số 3 Nơ Trang Long. Khi có chỉ định xạ trị của bác sĩ, người bệnh phải băng qua đường để đến khu điều trị. Xe cộ trên đường rất đông, việc bệnh nhân băng qua đường gây ách tắc giao thông đồng thời nguy hiểm cho người bệnh.
Bệnh viện đã đề xuất và được Sở Giao thông vận tải TP HCM phê duyệt, đầu tư cầu bộ hành có thang máy. Bệnh🍌 nhân nặng phải nằm giường, dùng xe lăn, người gặp khó khăn trong di chuyển, người khuyết tật, qua lại bằng cầu bộ hành rất thuận tiện.
"Trước đây, bệnh việ🌠n đầu tư xe cấp cứu, xe điện để di chuyển bệnh nhân nặng nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầ൩u và có nhiều bất tiện. Giờ đây có cầu bộ hành, người ngồi xe lăn có thể vào thang máy và di chuyển dễ dàng", bác sĩ Tuấn cho biết.
Hai đầu thang máy có bố trí bảo vệ trực và hỗ trợ người bệnh. Hệ thống camera giám sát, thiết bị chiếu sáng lắp đặt trên cầu và trong thang máy. Hai bên thành🍌 cầu có chắn kính để đảm bảo🅺 an toàn cho việc đi lại.
"Cầu bộ hành không chỉ có ý nghĩa với bệnh nhân, y bác sĩ Bệnh viện Ung bướu, mà c♈òn g🧔iúp giảm ách tắc giao thông, làm đẹp thành phố", bác sĩ Tuấn nói.
Năm 2019, Bệnh viện Ung bướu TP HCM khám và điều trị 23꧂.000 bệnh nhân ung thư.
Lê Cầm - Thư Anh