Quê tôi yê🅰n bình nằm trải dài ven biển. Những đêm biển mang gió về, tôi thường nằm trên chiếc chõng gối đầu vào chân nội để được t༺ừng ngón tay nhăn nheo và gầy khô nhẹ nhàng gãi vào lưng tôi. Tranh thủ khoảng thời gian ấy, tôi hay đòi bà kể chuyện. Những câu chuyện cũ lặp đi lặp lại đến nỗi tôi thuộc lòng.
Bà kể, thời còn đói kém, nhà làm muối. Mỗi khi thu hoạch xong, bà lại tất tả gánh chiếc đòn gánh nặng trĩu, bên trái là bố, bên phải là muối, còn bác tôi thì túm vạt áo của bà và lẽo đẽo đi đằng sau. Thỉnh thoảng dừng lại, bác quệt mũi trôn🌜g rõ nhem nhuốc, cứ thế từ suốt huyện này qua huyện khác.
Dù khó nhọc nhưng bà lại vui khi nghĩ đến tối trở về có thêm vài đồng, ít gạo người ta mang đổi muối đem về độn khoai, sắn cho các con có một🦩 bữa bớt đói. Đấy là những ngày còn no đủ. Có năm tháng khó khăn hơn, mẻ muối hỏng cả, bà chạy đi khắp các nhà trong làng xin làm mướn và không nề hà việc nặng nhẹ để lo cho sáu, bảy đứa nheo nhóc đến trường.
Cuộc đời của bà cứ thế lặng lẽ trôi đi. Hiện tại, những đứa con của bà đều đã lập gia đình, kẻ Nam người Bắc, sinh con đẻ cái. Nhà của bà cũng được sửa sang đẹp hơn. Song, bà vẫn không để chân tay nghỉ ngơi. Mỗi ♏ngày, bà lại tất bật với khu vườn, lợn gà. Những quả trứng nóng hổi, bà đặt vào trong chiếc rổ nhỏ, hễ thấy con cháu xuống chơi, lại dúi vào tay một bọc, miệng móm mém cười...
Bà mất cũng ngót hai năm. Thì ra hai năm cũng dài lắm nhỉ. Tôi cứ ngỡ bà đãౠ đi lâu lắm. Buổi tối hôm ấy, bà vẫn nắn tay tôi và dặn dò đủ điều. Tôi vẫn nhớ bà, nhưng không còn khóc nữa🌟. Lên đại học, thành phố đông đúc này, cuốn theo nhiều bận rộn khiến tôi ít về quê hơn. Nhưng thỉnh thoảng có dịp, tôi lại ghé vào nhà bà - căn nhà vẫn y nguyên như hồi bà còn sống. Tôi mường tượng ra một gương mặt nhăn nheo đang lúi húi bên bếp lửa bằng củi khô, kho một nồi cá thật thơm, rồi kéo tôi ở lại không cho về...
Nguyễn Bảo Anh