Xung quanh bài viết "Phép thử cuối của Công Phượng", độc giả Ac mộng Peru chia sẻ quan điểm về nguyên nhân thất bại của cầu thủ Việt khi ra nước ngoài thi đấu:
Ngay sau khiꦡ các💮 cầu thủ Thái Lan đặt chân sang Nhật Bản, tôi đã theo dõi, cập nhật các kết quả trận đấu ở J-League của họ và không có gì lạ khi họ thành công còn cầu thủ Việt Nam lại thất bại. Đó là trình độ cá nhân cầu thủ xuất phát điểm từ nền móng Thai-League tốt hơn V-League.
Mấu chốt thành công của Thai-League là chất lượng sân đấu tốt, khán giả rất đông ở hầu hết các trận, ngoại binh của họ cũng tốt. Lối chơi ở Thai-League có bản sắc riêng, các cầu thủ trẻ của họ đồng đều vꦏà nổi trội.
Trong khi đó, giải V-League có tính chất bạo lực cao hơn, các CLB đôi khi phải chơi tiểu xảo, kết h🧸ợp ౠvới kỹ thuật cơ bản và thể lực thì mới thành công.
Trong hoàn cảnh đó, triết lý bóng đá của HAGL trở nên không phù hợp, ít táo bạo, thậm chí tụt lùi. Triết lý của HAGL là các cầu thủ tạo nên một tập thể mạnh vì sự ăn ý, quꦕen nhau, từ đó phát huy ý chí, tinh thần tối đa. Quan trọng nhất là có HLV giỏi gắn kết, phát huy những ưu điểm đó ở các cầu thủ.
Do đó, khi tách rời, các cầu thủ HAGL sẽ khó có cơ hội thành công ở những nền bóng✨ đá cao hơn. Chưa nói tới giải Nhật Bản, Hàn Quốc, mà ngay cả tại Thái Lan cũng còn khó có cơ hội ch𝓀o các cầu thủ Việt.
Bên cạnh đó, lứa Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh, Văn Toàn nổi lên giữa bối cảnh mà bóng đá nước nhà "tối đen như🌸 mực", đá đâu thua đấy. Thời đó, dù chúng ra luôn so kè với Thái Lan nhưng thâm chí toàn thua cả Indonesia, Malaysia, Singapore. Việc HAGL mang làn gió mới đến khiến người ta đặt kỳ vọng cực lớn và tung hô, nâng lên quá mức vẻ hoa mỹ cũng như áp lực cho các cầu thủ, điều mà hiện nay như bóng đá trẻ ở Lào, Campuchia đang có dấu hiệu tương tự. Chính điều đó là một lý do khiến các cầu thủ HAGL bị áp lực sớm phải thành công mà tự làm khó chính mình.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.