Đội trưởng Liverpool, Jordan H🍬enderson chủ trì cuộc họp trực tuyến. Trước các cầu thủ đại diện c▨ho 19 đội còn lại, tiền vệ 29 tuổi nêu rõ quan điểm không chấp nhận giảm lương và được tất cả đồng tình.
Hưởng ứng mạnh mẽ nhất là nhóm cầu thủ có thu nhập dưới mức trung bình của giải - khoảng 3,7 triệu USD mỗi năm. Nhóm này cho rằng việc giảm lương sẽ tác động lớn đến họ, không như các ngôi sao có thu nhập cao. Trong nhóm này, nhiều người nằm ở các CLB có nguy 🃏cơ rớt hạng. Khi CLB xuống hạng, lương cầu thủ chắc chắn giảm mạnh dựa vào điều khoản hợp đồng giữa họ và đội b🔯óng.
Dù vậy, nhóm cầu thủ họp hôm qua sẵn sàng chịu chậm lương, với điều kiện số tiền CLB nợ họ phải được trả ngay khi giải trở lại. ﷽Nhưng quan điểm của ban tổ chức Ngoại hạng Anh, trước đó, là tiền chỉ được trả nếu các trận đấu diễn ra trên sân có khán giả, và họ không phải đền bù khoản nào về bản quyền truyền hình.
Hôm thứ Bảy 4/4, Ngoại hạng Anh tổ chức họp trực tuyến với Hiệp𝓀 hội Cầu thủ (PFA) để đàm phán về việc giảm 30% lương cầu thủ, nhưng không đạt được thỏa thuận. Giám đốc điều hành PFA, ông Gordon Taylor cho rằng việc giảm lương là không cần thiết, khi tài chính của các ông chủ CLB đều mạnh. Các đội trưởng thì chung quan điểm sẵn sàng giảm lương với điều kiện số tiền họ chịu giảm không chảy ngược về túi các ông chủ, mà phải có ích công tác chống dịch.
Thuế thu nhập của cầu thủ Ngoại hạng Anh vào khoảng 45%. Tiền thuế được nhà nước sử dụng vào các dịch vụ công cần thiết. Trong trường hợp cầu thủ bị giảm lương, tiền thuế nhà nước thu được cũng sẽ giảm, ảnh hưởng đến các dịch vụ y tế công cộng hay cảnh sátꦬ. Những người được lợi nhất, theo các cầu thủ, chính là những ông chủ của họ.
Giảm lương đang là chủ đề tranh cãi nhức nhối của bóng đá Anh. Trong tuần qua, nhiều ngôi sao có tầm𝔉 ảnh hưởng lên tiếng công khai rằng CLB đang lợi dụng khủng hoảng trong đại dịch để tìm cách trốn tránh nghĩa vụ giả đủ lương.
Nhân Đạt (theo Sports Mail)