Lee Nguyễn tài năng nhưng không thể thành công ở Việt Nam. Ảnh: An Nhơn. |
So với các nước tr🌺ong khu vực, Việt Nam hiếm khi có 💛cầu thủ Việt kiều nào thi đấu thành công khi được trao cơ hội khoác áo các đội tuyển. Thậm chí, phần lớn các cầu thủ có dòng máu Việt này đã phải sớm "khăn gói" về nước vì không đạt chuyên môn hay từ những khúc mắc khó nói do cơ chế phức tạp của bóng đá Việt Nam.
Tuyển Việt Nam đón chào sự có mặt đầu tiên của một cầu thủ Việt kiều là năm 2004. Khi đó, trong quá trình chuẩn bị cho Tiger cup trên sân nhà, HLV Tavares không khỏi mừng thầm khi cầu thủ Việt kiều Pháp Ludovic Casset (có bố là người Pháp và mẹ là người Việt) về xin thử việc. Với thể hình chuẩn, lại có bản lý lịch ấn tượng khi từng chơi bóng từ năm... 6 tuổi. Cùng đội tuyển trẻ vùng Bourgogne đoạt Cup nước Pháp (giải đấu giữa 24 vùng của toàn nước Pháp) năm 1994. Trải qua một số CLB, trước khi gia nhập đội thi đấu ở giải nghiệp dư nước Pháp - CLB AJ Auxerre. Sự có mặt của Ludovic Casset ngay lập tức thu hút sự quan tâm của báo chí khi đó,ꦅ còn HLV Tavares đã kỳ vọng Ludovic Casset sẽ gia cố cho hànಞg thủ tuyển Việt Nam.
Tuy nhiên, chỉ sau một buổi tập và dù ghi được một bàn, HLV Tavares đã nhận ra ngay năng lực của Ludovic Casset không như quảng cáo, cuối cùng ông thầyಌ này buộc phải nói lời chia tay với cậu học trò mới, trong sự ngỡ ngàng của người hâmﷺ mộ.
Vụ "mở hàng" đầu tiên của cầu thủ Việt kiều khiến nhiều người thất vọng, nhưng cứ mỗi khi có một cầu thủ Việt kiều xin về nước thử việc, người hâm mộ lại không khỏi hồi hộp. Đó là trường hợp của Toni Lê Hoàng năm 2005. Cầu thủ người Ba Lan về nước với mong muốn đầu quân cho U23 tham dự SEA Games 23, dưới thời dẫn dắt của HLV Alfred Reidl. So với Ludovic Casset, bản lý lịch của Toni Lê ꦡHoàng hoành tráng hơn hẳn. Toni Lê H🌃oàng được tín nhiệm trong vai trò đội trưởng của CLB Legia Warszawa (giải trẻ Ba Lan) suốt 8 năm. Không chỉ vậy, tiền vệ 19 tuổi còn là một chân sút siêu hạng với 41 bàn (mùa giải 1997 - 1998), 38 bàn (mùa giải 1998 - 1999), hơn 20 bàn (mùa giải 1999 -2000)... Năm 2005, Toni Lê Hoàng đều đoạt danh hiệu Cầu thủ hay nhất U19 Ba Lan.
Tuy nhiên, cũng giống như Ludovic Casset,♔ Toni Lê Hoàng bị từ chối chỉ sau đúng ▨một buổi tập. Buổi tối hôm đó, HLV Alfred Reidl chỉ nói ngắn gọn: "Em có thể rời đội". Trước đó, Việt kiều Ba Lan tâm sự, anh chỉ thể hiện được 30% sức lực vì chưa quen thời tiết cũng như lối chơi. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn chấm dứt quá nhanh, khiến Toni bị "sốc" nặng. Sau này bố của Toni cho biết, con của mình khi về nước đã đoạn tuyệt hẳn với bóng đá.
Sau hai trường hợp không thành công, bóng đá Việt Nam bắt đầu "cảnh giác" hơn với những cầu thủ Việt kiều. Hầu hết cầu thủ về nước, đều bị "soi" kỹ lý lịch cũng như phải trải qua đợt sát hạch nghiêm ngặt. Thậm chí, trong những chuyến công tác, bộ phận chuyên môn c𒐪ủa VFF còn trực tiếp xem giò các cầu t💜hủ Việt kiều ở nước bản xứ, để có cái nhìn chính xác, tránh trường hợp thử việc không được phải loại, gây tâm lý cho các cầu thủ.
Tuy nhiên cho đến thời điểm này, mới chỉ chứng kiến duy nhất một trường hợp cầu thủ Việt kiều đư♒ợc khoác áo U22 là Mạc Hồng Quân năm ไngoái (tại giải vòng loại U22 châu Á 2013). Tại giải này, Mạc Hồng Quân ghi được 3 bàn, nhưng sau đó cũng phải về nước. Cùng đến với Hồng Quân năm ngoái, là cái tên Nguyễn Thanh Giang. Tuy nhiên, Thanh Giang đã không vượt qua kỳ sát hạch.
Trước đó, một cầu thủ Việt kiều khác là Emil Lê Giang cũng về Việt Nam thử việc, nhưng đã bị C🦹LB Navibank SG từ chối sau một tuần. Cầu thủ này tiếp tục tìm vận may ở các CLB phía Bắc, nhưng cũng không thành công.
Trong số các cầu thủ Việt kiều, bóng đá Việt Nam ghi nhận một trường hợp tài năng nhất là của Lee Nguyễn. Cầu thủ này cũng có một thời gian dài thi đấu cho những 𒀰CLB hàng đầu V-League như HAGL hay Bình Dương. Tuy nhiên, môi trường bóng đá Việt Nam quả là khắc nghiệt, khi tài năn💛g của Lee Nguyễn không được trọng dụng, bản thân cầu thủ này cũng mắc bệnh ngôi sao. Chưa kịp khoác áo đội tuyển Việt Nam lần nào, Lee Nguyễn đã sang Mỹ và đang chơi rất thành công tại giải MLS.
Việc các cầu thủ Việt kiều không thành công khi hồi hương thử việc, một phần bởi năng lực chưa thực sự như quảng cáo. Đa số đều trưởng thành ở các giải trẻ, CLB hạng 2-3, nên không quen với sự khốc liệt ở ngay trong các buổi tập khi về nước. Phần lớn các cầu thủ này cũng cho rằng bóng đá Việt Nam chỉ ở vùng trũng, nên có thể dễ dàng đáp ứng, thậm c🌺hí trở thành ngôi sao khi về nước.
Một nguyên nhân khác chính là khả năng thích nghi của các cầu thủ Việt kiều không tốt. Nhưng VFF và bản thân các HLV lại không trao nhiều cơ hội cho những cầu thủ này thử sức. Cơ chế làm việc của VFF nhiều n🥃ăm qua, cũng không quá mặn mà với những cầu thủ Việt kiều hay cầu thủ nhập tịch, thế mới có chuyện hai cầu thủ Thanh Giang và Hồng Quân nă♍m ngoái, suýt bị VFF từ chối, dù cả hai chưa có buổi tập ra mắt nào.
Tuy nhiên, mọi chuyện có vẻ đang thay đổi 🐼một cách tích cực trong lần HLV Hoàng Văn Phúc lên tuyển dẫn dắt. Dù chỉ là tạm quyền, nhưng ông Phúc đang đặc biệt quan tâm đế mục tiêu tr🍒ẻ hoá. Hàng loạt cựu binh bị loại, thay vào đó là cầu thủ trẻ và cả cầu thủ Việt kiều.
Mạc Hồng Quân có tên trong danh sách đội tuyển Việt Nam và sẽ hội quân tại Hà Nội ít ngày tới. Trong khi đó, một c🎃ầu thủ khác là Michael Nguyễn được HLV Hoàng Văꩵn Phúc hứa sẽ gọi lên tuyển lần tập trung tới. Cầu thủ này cũng đã hoàn tất thủ tục để về nước.
Môi trường bóng đá Việt Nam khiến giấc mơ hồi hương của các cầu thủ Việt kiều luôn gặp thử thách rất lớn. Tuy nhiên, một khi họ thể hiện được hết khả năng, khao khát cống hiến và đặc biệt là việc VFF tạo cơ hội cho những cầu thủ này, thì đội tuyển Việt Nam hay U23 chắc𝔍 chắn sẽ có thêm những nhân tố mới, để làm mới lối chơi, cũꦏng như tạo ra tính cạnh tranh trong ngay đội tuyển.
Thế Kiên