"Bóng sống" còn gọi là bóng một chạm (cú chạm bóng đầu tiên cũng đồng thời là cú chuyền hay cú sút) không chỉ đòi hỏi kỹ thuật cá nhân điêu luyện mà còn đòi hỏi sự phối hợ🥀p đồng đội ăn ý. Bóng sống giống như môn bi-a, quả bi thứ nhất chạm quả bi thứ hai khiến nó lăn vào lỗ. Muốn chơi bóng sống, cầu thủ phải biết để chân tiếp xúc vào chỗ nào của quả bóng, tương tự như đầu cơ chạm vào bi. Tôi tin rằng cầu thủ chuyên nghiệp nào cũng được huấn luyện kỹ thuật chơi bóng sống.
Tuy nhiên, kỹ thuật thường tỷ lệ nghịch với tốc độ. Chơi bóng ở tốc độ chậm, cầu thủ Việt Nam giỏi chẳng kém cầu thủ Brazil. Nhưng khi đẩy tốc độ trận đấu lên thì cầu thủ Việt sẽ quay về đúng thứ hạng của bóng đá thế giới. Tức là, người ta có thể chơi bóng sống ở tౠốc độ nhanh còn ta thì không. Đừng nói là bóng sống, kỹ thuật xử lý bóng bình thường thôi cũng bị hạn chế bởi tốc độ. Nếu cầu thủ Việt cũng chạy nhanh như ở giải Ngoại hạng Anh, đảm bả🍎o họ sẽ trông không khác gì người mới tập chơi bóng đá.
>> 'Tiền đạo Việt nên rèn luyện sút bóng sống'
Ngoài kỹ thuật, để chơi đ🌼ược bóng sống cầu thủ phải thuộc lòng sơ đồ chiến thuật, có thể chuyền bóng không cần nhìn vì biết chắc sẽ có đồng đội ở đó nhận bóng. Điều này đòi hỏi toàn đội phải giữ đúng cự ly đội hình. Đội tuyển Đức được gọi là "đội tuyển robot" vì họ giữ đúng cự ly đội hình bất kể tình huống nào, bất kể chơi ở tốc độ nào, bất kể bị đối phương kèm người, chạy chỗ ra sao? Nghe có vẻ dễ nhưng hiếm có đội bóng nào bắt chước được tuyển Đức.
Lối chơi lạnh lùng, thiếu ngẫu hứng hoa mỹ này của tuyển Đức không làm hài lòng phần đông khán giả Việt Nam - những người vốn thích lối chơi ngẫu hứng đẹp mắt của Brazil. Đội tuyển Brazil cũng giữ vững cự ly đội hình khi phòng thủ hoặc khi mất bóng, còn khi tấn công hay phản công họ thường chơi ngẫu hứng và tất nhiên sẽ không giữ đúng cự ly đội hình nữa. Để chơi được như Brazil, cầu thủ phải có tư duy chiến thuật, biết đ🌼ọc tình huống trận đấu, biết chuyền bóng cho ai để làm sao bóng đến được khung thành đối phương nhanh nhất.
Hầu hết cầu thủ của các đội tuyển ở 20 hạng đầu của thế giới đều có tư duy chiến thuật, nhưng ở Việt Nam thì chỉ có 1-2 người đã là may mắn lắm rồi (như Quang Hải). Tư duy chiến thuật phải trải qua rèn luyện phối hợp lâu dài mới tạo thành thói quen, không có trường lớp nào dạy. Cũng như kỹ thuật, tư duy chiến thuật cũng bị hạn chế bởi tốc độ. Như vậy, khi một trong h🃏ai đội quyết định đẩy tốc độ trận đấu lên, không phải chỉ thuần túy là đua thể lực mà chủ yếu là hạn chế kỹ thuật cũng như phối hợp đồng đội của đối phương.
>> 'Tiền đạo Việt thiếu sắc bén vì không thể đá hai chân như một🏅'
Đua tốc độ cũng đồng thời là đua tất cả các mặt. Mục tiêu củ🀅a nó là ghi trước 1-2 bàn thắng sau đó giảm tốc độ, co về phòng thủ - phản công bởi không ai có thể có đủ thể lực để "đua" trong cả 90 phút được. Chúng ta có thể thấy có nhiều bàn thắng được thực hiện từ rất sớm, chỉ trong vài phút đầu tiên của trận đấu. Ghi bàn trước ꦗlà tạo áp lực tâm lý lên đối thủ, rất hiệu quả với mọi đội bóng, trừ đội tuyển Đức (bị dẫn trước 2-3 bàn nhưng họ vẫn không tỏ ra nóng vội, từ đầu đến cuối trận vẫn cùng một nhịp điệu chậm rãi như một cỗ xe tăng).
Nền tảng của tốc độ là thể lực. Chơi bóng ở tốc độ nào để có thể trụ được trong 90 phút là do thể lực quyết định. Điều này cũng giống nhưܫ chạy đường dài 5– 10 nghìn mét, bạn phải chạy ở tốc độ trung bình bao nhiêu để giữ sức cho đến khi còn cách đích 100 mét mới dồn hết sức để bứt phá về đích? Người này h💙ơn người kia chính là ở tốc độ trung bình ấy. Thể lực yếu mà ham chạy nhanh thì chẳng còn sức để về đến đích chứ nói chi đến thứ hạng. Thể lực yếu, không theo kịp tốc độ của đối phương thì có giỏi cỡ nào cũng như không. Đội bóng nào cũng chỉ có 11 người nhưng đội chạy nhanh hơn làm cho khán giả có cảm giác đội đó dường như nhiều người hơn. Cuối trận, hàng loạt cầu thủ mất sức gần như đi bộ, va chạm nhẹ cũng xảy ra chấn thương trong khi HLV chỉ có 3 quyền thay người.
>> Bài viết cùng tác giả:
>> 'Người khôn ngoan một mình chỉ là khôn vặt'
>> 'Kỹ sư ngày nay không cần biết rộng, chỉ✅ cầ♒n hiểu sâu'
>> 'Tuyển người làm việc trái ngành là gây lãng phí'
Tóm lại, một đội bóng không có ngôi sao nhưng có "sức bền" vẫn đá ngang ngửa thậm chí đè bẹp một đội bóng toàn sao nhưng yếu thể lực hơn. Cầu thủ Việt Nam kỹ thuật chẳng hề kém ai, chỉ thua mỗi thể lực (là điểm mấu chốt nhất, quan trọng nhất). Để có thể lực như vậy, người ta tự giác mỗi ngày chạy 5-10 nghìn mét với thành tích chỉ kém thành tích Olymജpic chút xíu sau mỗi buổi tập. Nhiều cầu thủ Việt Nam tập xong nghỉ xả hơi nên vừa qua khỏi lứa tuổi U là "mất tích".
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.