Băng Phương, sinh năm 1972, ở TP HCM, đến Kon Tum v🔯ào tháng 11 trong chuyến công tác kết hợp du lịch và được dẫn đến thă🌱m làng Kon Tu Rằng, nằm cạnh sông Đăk Bla.
"Tôi như lạc vào Hang Táu ở Mộc Châu💞 hay Đà Lạt. Thời tiết đang giao mùa, nhiệt độ dưới 20 độ C nên rất dễ chịu", Phương cho hay. Khuꦏng cảnh ở đây hoang sơ, có sông suối, cánh đồng lúa.
Một trong những điểm đến ấn tượng của anh Phương là cây cầu Kon Tu Rằng nối liền hai bên bờ sông Đăk Bla dẫn vào làng Kon Tu Rằng. Cầu dài 292 m, rộng 4,5 m, được xây dựng nă💮m 1994. Ở khu vực này có ba cầu treo là Kon Tu Rằng, Pa Sỹ và Đăk Ke nhưng chỉ có cầu Kon Tu Rằng chụp lên ảnh đẹp nhất vì kết hợp với không gian, cảnh vật xung quanh. Cầu có màu vàng cam ở hai đầu, tạo nên một điểm nhấn trên sông. Cầu không chỉ là một công trình giao thông quan trọng, mà còn là một biểu tượng văn hóa và du lịch của tỉnh Kon Tum.
Anh Phương cho biết để đến đây, có t🎃hể di chuyển thuận tiện bằng nhiều phương tiện như xe máy, ôtô hoặc xe buýt. Tuy nhiên, để lên cầu chỉ được đi bộ. "Hãy tuân thủ các quy🐠 định an toàn khi đi qua cầu như không chạy xe máy trên cầu, không nhảy lên xuống hay đu quay trên dây cầu, không mang vật nặng hay sắc nhọn", anh Phương nói.
Không mất phí để vào cầu treo Konﷺ Tu Rằng. Thời gian tham quan cầu treo Kon Tu Rằng khoảng 1-2 tiếng, tùy theo bạn muốn chụp ảnh hay khám phá xun♏g quanh.
Anh Phương cho hay cây cầu treo Kon Tu Rằng chụp ảnh đẹp, nhiều bức ảnh "ảo" như chụp ở một nơi nào đó không phải Việt Nam. Để có những tấm hình check in đẹp nhất chụp với cầu, anh Phương nói trước tiên là cần thời tiết đẹp, trời trong để nhìn đư🥀ợc cảnh vật xung quanh rõ nét. Nếu muốn đầu tư cho bộ ảnh đẹp thì nên có máy ảnh ống tele hoặc flycam, còn nếu không thì chỉ cần chụp bằng điện thoại, tripod, gậy "tự sướng".
Chụp toàn cảnh từ trên cao xuống thì sử dụng flycam. Chụp xa nên đứng ở tầm cao hơn thành cầu (trên đầu dốc) ở hai đầu cầu để tạo hiệu ứng chiều dài và độ sâu của tấm hình. Ngoài ra, nếu cần chụp nổi bật một chi tiết (ví dụ dây văng hay ván gỗ lát nền cầu) thì chọn góc chụp cận cảnh, sử dụng phong cách close-up hoặc macro. Nếu cần có tấm ảnh cầu như đang "chuyển động", cần chọn góc chụp nghiêng từ dưới chân cầu lên hoặc từ hướng trên dốc xuống. Nếu muốn "tự sướng" với các biểu cảm trên gương mặt và hình thể khi đi đứng trên cầu một mình hoặc với bạn, nên sử dụng máy ảnh꧒ hẹn giờ gắn lên tripod hoặc điện thoại gắn lên "gậy tự sướng" để có khoảng cách chụp phù hợp.
Dưới chân cầu là dòng Đăk Bla uốn lượn với chiều dài 157 km. Nhìn từ trên cao, Đăk Bla như một ဣdải lụa ôm lấy phố núi có lịch sử hàng trăm năm tuổi. Đăk Bla trôi đến Gia Lai, hợp lưu với dòng Pô Kô rồi hình thành sông Sê San và tiếp tục hành trình chảy về phía Campuchia.
Ngoài việc tư vấn chụp trên đඣường đến làng Kon Tu Rằng để check in cây cầu, anh Phương 💫cho hay có thể ghé thăm các điểm du lịch nổi tiếng khác của Kon Tum, như nhà thờ gỗ, chùa Linh Sơn, làng dân tộc Kon Kơ Tu.
Vì nơi này gần điểm du lịch nổi tiếng Măng Đen nên anh Phương khuyên nên kết hợp đi Măng Đen và ở lại qua đêm ở Măng Đen. Tết Dương lịch ꦆhoa mai anh đào nở rộ. Nhưng tùy thời tiết mà hoa có thể nở muộn hoặc sớm hơn. Nếu đến đây vào tháng 2, bạn sẽ thấy hoa mimosa và hoa ban, tháng 3 hoặc 4 sẽ có phượng tím. Sau thời điểm này còn có hoa 𝓡sim.
Một trong những "đặc sản" ở đây còn là săn mây. Để săn được mây, bạn nꦰên thức dậy sớm, khoảng 4h30 đến 5h30. Đây là lúc mây còn bay thấp và mặt trời chưa lên.
Du khách từ TP HCM tự lái xe di chuyển theo QL14, khoảng cách 600 km, qua Bình Phước, Đăk Nông, Đăk Lăk, Gia Lai. Xe khách từ TP HCM, khởi hành từ Bến xe miền Đông có các nhà xe như Long Vân, Minh Quốc, Phong Phú, Phượng Thu. Giá vé từ 250.000 đồng🔯 đến 450.000 đồng. Thời gian di chuyển khoảng 10 đến 12 tiếng. Từ thành phố Kon Tum đến Măng Đen có nhiều phương tiện như taxi, xe buýt hoặc xe tự lái.
Thanh Thu
Ảnh: Băng Phương