"75% cây đang phát triển trở lại, chúng tôi thực sự vui mừng", CNN ngày 24/9✃ dẫn lời Chris Imonti, chủ sở hữu quảng trường nơi cây đa cổ⛦ thụ nổi tiếng của thị trấn Laihana tọa lạc.
Ông Imonti thêm rằng điều này có ý nghĩa rất lớn đối với cộng đồng địa phư꧑ơng. "Mọi người coi đây là dấu hiệu của hy vọng, của một khởi đầu mới", ông nói.
Hồi đầu tháng 8, cháy rừng kết hợp gió lớn đã gây ra thảm kịch bão lửa tàn phá 80% diện tích thị trấn du lịch này, khiến ít nhất 97 người thiệt mạng, 31 người mất tích. Cây đaܫ 150 tuổi nổi tiếng bị thiêu cháy và chuyển màu đen💧.
Nhiều chuyên gia, tình nguyện viên của bang Hawaii đã nỗ lực cứu cây. Nền đất ở quảng trường trở nênꦰ cực nóng trong🐈 trận hỏa hoạn, làm thay đổi khả năng hút nước của đất.
Giới chức phải tưới gần 19.000 lít nước mỗi ngày để cố gắng bù nước cho hệ thố൩ng rễ, đồng thời bón thêm phân giúp nước thấm dễ dàng hơn vào lớp đất cháy.
Cây đa cổ thụ được mang về từ Ấn Độ và trồng tại thị trấn Laihana, đảo Maui năm 1873. Đây là một trong những mẫu vật lớn nhất thuộc họ sung trên thế giới, cũng là cây đa lớn nhất nước Mỹ. Cây cao khoảng 18 mét, có 46 nhánh thân, t💯án vươn rộng trên diện tích 2.700 m2.
Trong hơn 150 năm qua, cây đã tr💞ở thành điểm tụ tập văn hóa, tổ chức nhiều lễ hội, hôn lễ. Ông Imonti lưu ý rằng góc đông bắc của cây bị ảnh hưởng nặng nề nhất và vẫn phải được theo dõi chặt 💝chẽ.
Trận hỏa hoạn cũng thiêu rụi nhiều nhà cửa, cơ sở kinh doanhꦯ, khiến hơn một nửa cư dân thị trấn phải di dời. Khi không còn gì xung quanh, cây đa được xem là "chiếc la bàn duy nhất trong thị trấn".
"Lahaina sẽ cần nhiều năm để tái thiết. Chúng tôi cần thời gian để chữa lành. Hy vọng cây sẽ tiếp tục hồi sinh và chúng🎃 tôi có thể bắt đầu một tương lai mới tích cực hơn", ông Imonti nói.
Đức Trung (Theo CNN, CBS News)