Thứ ba, 26/11/2024
Thứ sáu, 1/2/2019, 11:48 (GMT+7)

Cây sấu di sản nằm bên cột mốc biên giới Việt - Trung

Trong số hàng trăm cây di sản trên toàn quốc, cây sấu 🙈ở Cao Bằng có ý nghĩa đặc biệt bởi nó đứng sát cột mốc biên giới.

Cây sấu cổ thụ nằm ở bản Nà Sác, huyện Hà Quảng (tỉnh Cao Bằng) được gắn biển công nhận là cây di sản Việt Nam vào năm 2012. Một số chuyên gia nhận định cây sấu này có tuổi đời hơn 300 năm, 𒅌còn người dân địa phương thì cho hay cây đã tồn tღại qua nhiều thế hệ trong gia đình họ.

Trong số hàng trăm cây cổ thụ đã được Hội vảo vệ thiên nhiên & môi trường Việt 🍒Nam công nhận là cây di sản thì cây sấu ở bản Nà Sác có ý nghĩa đặc biệt, bởi nó đứng sát cột mốc số 651 trên đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Tán cây vươn qua hàng rào sắt phân định ranh giới hai nước."Chúng tôi tâm niệm cây sấu này là cột mốc xanh vùng biên cương của Tổ quốc", một người dân địa phương c꧟hia sẻ.

Cây sấu có đường kính hơn 3 m, cao 38m.

Năm 2012, tại lễ công💜 nhận cây di sản Việt Nam cho cây sấu này, lãnh đạo Hội bảo vệ thiên nhiên & môi trường Cao Bằng đã giới thiệu với công chúng bức ảnh “Biên giới Việt Trung” do một tác giả người Pháp chụp năm 1923, trong đó đánh dấu sự hiện diện của cây sấu.

Cây mọc dưới chân núi, trải quaꦉ bao mùa giông bão và biến cố thăng trầm của lịch sử nhưng tán cây vẫn xanh tốt quanh năm.

"Trước kia, nhà tôi sống cách gốc cây sấu vài chục mét, nă💧m 1979 khi Trung Quốc đưa quân tấn công biên giới nꦉước ta, cây sấu bị ảnh hưởng của đạn pháo nhưng chỉ gãy 2 cành. Đến nay những vết thương đã liền, cây ra thêm nhiều cành, lá sum suê, hàng năm vẫn cho rất nhiều quả", bà Nguyễn Thị Sự cho biết.

Do tán cây rộng và qu🐼anh năm ẩm ướt nên rêu mọc phủ xanh nhiều nơi trên thân cây.

Trên cành sấu có nhiều phong lan, địa y bá🌃m vào những đoạn thân gãy.

Rễ cây mọc nổi lên mặt đất, xẻ thành nhiều ꦬmúi như quả khế.

Ngọc Thành