Một nhóm người hâm mộ Qatar cầm các bản ký họa chân dung Ozil, những người khác cầm ảnh Ozil trong màu áo♔ tuyển Đức, khi đến sân theo dõi trận đấu giữa Đức và Tây Ban Nha tại sân vận đ⛦ộng Al Bayt tối 27/11 (rạng sáng 28/11 giờ Hà Nội).
Đây được cho là hành động đáp trả việc đội Đức che miệng khi chụp ảnh trước trận ra quân với Nhật hôm 23/11, để phản đối vì FIFA dọa phạt thẻ vàng nếu các thủ quân sử dụng băng tay "One Love". Băng tay là biểu tượng nhằm thể hiện sự ủng hộ đa dạng, k💦hông phâ♏n biệt đối xử, nhất là với cộng đồng LGBTQ.
Quốc gia Hồi giáo ꦿQatar xem LGBTQ là bất hợp pháp, không công nhận hôn nhân đồng giới và không cho phép vận động các quyền cho cộng đồng LGBTQ.
Nhiều người hâm mộ tỏ ra bức xúc trước hành động này của đội Đức, cho rằꦓng họ xứng đáng thua trận trước Nhật vì "quá tập trung vào chính trị" và đã đi quá xa.
Mesut Ozil, người gốc Thổ Nhĩ Kỳ sinh ra ở Đức, đã rời đội tuyển quốc gia Đức sau khi nói rằng anh trở thành m🐓ục tiêu phân 🐼biệt chủng tộc và bị đổ lỗi cho thất bại của Đức tại World Cup 2018.
Tình trạng phân biệt bắt đầu từ trước World Cup 2018, khi Ozil và đồng đội tuyển Đức gốc Thổ Nhĩ Kỳ là Ilkay Gungogan chụp ảnh cùng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Sau đó, họ bị CĐV Đức chế ꦬnhạo trong một trận đấu khởi động trước thềm World Cup.
Điều này đã làm dấy lên câu hỏi về cách Liên đoàꦯn Bóng đá Đức (DFB), người hâm mộ và truyền thông Đức đối xử với những người gốc Thổ Nhĩ Kỳ. "Tôi là người Đức khi chúng tôi 🌟thắng, nhưng chỉ là một người nhập cư khi chúng tôi thua", Ozil nói vào thời điểm "cỗ xe tăng" không thể vượt qua vòng bảng 4 năm trước.
Sau giải đấu t𝄹ại Nga, làn sóng phân biệt hướng vào Ozil gia tăng bởi những phát ngôn từ Giám đốc tuyển Đức Oliver Bierhoff và Reinhard Grindel, Chủ tịch DFB vào thời điểm đó. Ozil cho biết anh đã bị họ đổ lỗi là nhân tố gây ra màn thể hiện yếu kém của đội tuyển.
Ông Grindel sau đó nói rằng lẽ ra ông nên hỗ trợ nhiều hơn cho Ozil, người từ giã tuyển Đức sau World Cup 2018.
Phát biểu sau trận cầm hòa Tây Ban Nha 1-1 rạng sáng nay, Gundogan 💯cho biết hiện anh chỉ muốn tập trung vào bóng đá.
"Thành thật mà nói, với tôi, bây giờ chính trị đã kết thúc", Gundogan nói. "Qatar rất tự hào khi là quốc gia Hồi giáo đầu tiên tổ chức World Cup. Tôi cũng xuất thân từ một gia đình Hồi giáoﷺ. Cộng đồng Hồi giáo tự hào về điều này. Mọi chuyện từ giờ chỉ xoay quanh bóng đá".
Đức Trung (Theo AP)