Phút 80, khi tỷ số đang là 2-1 nghiêng về Qatar và Nhật Bản đang ép sân để tìm bàn gỡ, đội trưởng Maya Yoshida để bóng chạm tay trong cấm địa sau quả phạt góc của đối thủ. Từ phòng VAR, các trợ lý thông báo cho Ravshan Irmatov. Trọng tài chính người🍰 Uzbekistan quyết định dừng trận đấu. Sau khi xem lại băng hình, ông phạt thẻ vàng Yoshida, đồng thời trao phạt đền cho Qatar. Từ chấm 11 m, Akram Afif thực hiện thành công, ấn định chiến thắng 3-1 cho đại diện Tây Á.
Người hâm mộ châu Á tỏ ra tiếc nuối với quyết định này, bởi nếu không có sự can thiệp từ VAR, quả phạt đền đã không được thổi. Trận chung kết sẽ hấp dẫn hơn trong 10 phút cuối trận, và không loại trừꦐ khả năng Nhật ဣBản tìm được bàn gỡ.
Tài khoản @farkhan_yasin viết trên mạng xã hội Twitter: "VAR là công cụ để xem lại tình huống, nhưng trọng tài cần phải nắm bắt và hiểu được trận đấu. Đó là một lỗi, nhưng cầu thủ không cố ý. Bạn cần một tư duy theo hướng bóng đá, và phải đánh🌱 giá được việc có nên thổi phạt đền lúc đó hay không".
Chung quan điểm, @ytsubom1105 chia sẻ: "Thật tiếc cho Nhật Bản, nhưng thất vọng hơn cả là việc VAR lại quyết định trận đấu. Yoshida quá đáng🐲 thương. Nhưng dù sao cũng chúc mừng Qatar về một giải đấu tuyệt vời".
Không nhẹ nhàng như hai người hâm mộ trên, @sachin7RT chỉ trích: "Đây là quyết định VAR tệ nhất tôi từng thấy. Trọng tài gần như chấm dứt mọi hy vọng cho Nhật Bản. Họ quá thiếu may mắn, thực sự là như ဣ♕vậy".
Trước Asian Cup 2019, chung kết World Cup 2018 cũng rẽ theo một hướng khác bởi VAR. Khi tỷ số là 1-1, công nghệ trợ lý tài video đã thổ phạt đền Croatia khi để bóng chạm tay trong cấm địa. Pháp vươn lên dẫn 2-1, trước khi𝄹 ghi thêm hai bàn và ấn định chiến thắng 4-2 chung cuộc. Nhiều CĐV cũng cho rằng nếu VAR không can thiệp, Croatia sẽ còn chơi hay hơn, và chưa chắc dính bẫy phản công của "Gà Trống Gaulois" trong hiệp hai.
Sự trùng lặp này khiến @missthepenny62 băn khoăn: "VAR được dùng 𒁃để giảm thiểu sai lầm nhưng tất cả những gì tôi chứng kiến là nó bảo vệ đội đang có lợi thế giành chiến thắn🌺g. Những gì ở chung kết World Cup được lặp lại. Trọng tài phải thấy xấu hổ vì quyết định của ông ấy".
@RhyshRai đưa cái nhìn đa chiều hơn khi phân tích: "Đây là vấn đề về luật và qꦛuy tắc, chứ không phải VAR hay trọng tài. Trong luật bóng đá có ghi, tình huống để bóng chạm tay có chủ ý sẽ bị thổi phạt. Điều ấy thật mập mờ với tôi. Rõ ràng, cần phải có những hướng dẫn cụ thể hơn ở các tình huống tương tự".
@AlifRobbie thì nuối tiếc: "Trận chung kết thật tuyệt cho tới khi trọng tài quyết định thổi phạt đền bằng VAR. Hơn 20 triệu khán giả truyền h🥀ình đều thấy rõ, rằng đó kh꧙ông phải một tình huống dùng tay chơi bóng".
Nhật Bản chơi thiếu chắc chắn so với các trận đấu trước khiến @Hirald0 đặt câu hỏi: "Cần phải xem xét lại những tác động của VAR ở tình huống bóng chạm tay. Ngoài ra, những lựa chọn nhân sự của Hajime Moriyasu cũng rất đáng ngờ.🔯 Cầu thủ Nhật Bản chơi bóng như bị lỗi nhịp và thiếu năng lượng so với đối thủ".
@kazonis hài hước nói: "Nhìn xem, dường như ba trọng tài ở phòng VAR cũng tranh cãi với nhau về việc có nên thông báo cho trọng tài chính về tình huống bóng chạm tay hay không. Bóng đá ngày c♍àng ít cảm xúc khi VAR nổi lên như một công cụ đưa những trận chung kết đi theo hướng tiêu cực".
Thắng Nguyễn