Trước câu hỏi liệu Huawei có thể trở thành thương hiệu điện thoại lớn nhất thế giới khi không có Google hay không của CNN Business, ông Nhậm đáp: "Tôi không ng𝓀hĩ đó là vấn đề. Nó chỉ khiến chúng tôi mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành kế hoꩲạch mà thôi".
Ông Nhậm cho biết, Google không nằm trong nhóm bị Bộ Thương mại Mỹ từ chối nhưng cũng chưa nhận được giấy phép. Trước đó, Bộ Thương mại Mỹ xác nhận bắt đầu cấp giấy phép bán hàng cho khoảng 300 công ty muốn hợp tác kinh doanh trở lại với Huawei và Microsoft là một trong số đó.
Huawei từng nhiều lần khẳ🌌ng định muốn tiếp tục bắt tay với Google. Tuy nhiên, họ cũng có kế hoạch dự phòng "quy mô lớn", đề phòn𓄧g trường hợp bị cấm hợp tác vĩnh viễn.
"Nếu không thể làm việc với các nhà cung cấp ở Mỹ, chúng tôi sẽ phải dùng đến các lựa chọn thay thế. Nếu những lựa chọn thay thế đó ngày càng hoàn thiện, tôi nghĩ Huawei sẽ không quay lại dùng sả𝔍n phẩm Mỹ", ông Nhậm nhấn mạnh. "Đó là điều sẽ xảy ra và tôi hy vọng chính phủ Mỹ có thể xem xét những gì tốt nhất cho các công ty của nước họ".
Huawei đang từng bước thoát khỏ🍎i sự phụ thuộc vào Android của Google bằng nền tảng HarmonyOS. Tuy vậy, nền tảng này c𒐪òn hạn chế về số lượng ứng dụng. Theo thống kê của Statista, cửa hàng trực tuyến của nó chỉ có khoảng 45.000, rất nhỏ nếu so với con số 2,8 triệu ứng dụng của Google Play.
Ngoài ra, sáng lập Huawei thừa nhận Mỹ vẫn là quốc gia hùng mạnhཧ và khó bị ai vượt qua, kể cả Trung Quốc.
Thực tế, việc kinh doanh smartphone của Huawei vẫn khả quan, bất chấp bị Mỹ liệt vào danh sách cấm do lo ngại về an ninh quốc gia. Doanh thu của hãng tăng 24% trong 9 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm ngoái. Hãng cũng dự kiến xuất xưởng 270 🍒triệu smartphone năm nay, qua đó khẳng định vị thế số hai trên thị trường điện thoại di động, tiến tới soán ngôi Samsung thời gian tới. Tuy nhiên, phần lớn doanh số điện thoại của Huawei là nhờ thị trường Trung Quốc.
Bảo Lâm (theo CNN)